Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Gia tộc không chỉ giàu 3 họ mà còn trải qua 15 thế hệ liên tục phồn vinh Bí quyết nằm ở 5 trí tuệ được đúc kết và truyền đời

 Đây là gia tộc 15 thế hệ liên tục phồn vinh duy nhất tại Trung Quốc, sản sinh ra những nhân tài kiệt xuất trong đủ mọi lĩnh vực như “Vua thuốc màu”, “Trùm bất động sản”, “Ông hoàng y dược”, “Người khổng lồ tài chính” hay “Bậc thầy kiến trúc sư”...


Gia tộc 15 thế hệ liên tục phồn vinh, thế hệ nào cũng toàn nhân tài

Viện bảo tàng Louvre tại Paris như một kim tự tháp bằng kính, Bảo tàng Tô Châu với hai gam màu trắng và đen nổi bật lẫn nhau, Bảo tàng Nghệ thuật Miho ở Nhật Bản là những khối hình học được xếp đặt để phá vỡ giới hạn truyền thống...

Những tòa nhà có kiến trúc ấn tượng này đều được tô điểm bởi một kiến trúc sư tài hoa. Đó chính là ông Ieoh Ming Pei, hay Bối Duật Minh.

Tài năng thiết kế của Bối Duật Minh nổi tiếng đến mức, người ta gọi ông là "bậc thầy cuối cùng của kiến ​​trúc hiện đại". Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã giành được rất nhiều giải thưởng quốc tế về kiến ​​trúc. Thậm chí, vào năm 1979, giới kiến ​​trúc Mỹ còn gọi đây là "Năm của Bối Duật Minh". Là một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỷ 20, ông được trao tặng giải thưởng Pritzker vào năm 1983. Ngoài ra, ông cũng đạt các giải thưởng danh giá như Huy chương Vàng của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ AIA (1940), Huy chương Vàng của Viện Hàn lâm Anh...

Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn cả khi tìm hiểu về bậc thầy kiến trúc này chính là gia tộc của ông. Dòng họ Bối thị ít nổi tiếng hơn so với gia tộc Kennedy ở Mỹ, nhưng cũng đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài.


Bối Duật Minh được mệnh danh là "bậc thầy cuối cùng của kiến ​​trúc hiện đại". Ảnh: forbeschina

Tại Trung Quốc, nhà họ Bối là gia tộc duy nhất liên tục giàu có và hưng thịnh hơn 15 thế hệ. Gia tộc này có hơn 1000 căn nhà ở Thượng Hải, nơi được coi là “tấc đất tấc vàng”. Con cháu đời sau của họ nhiều người tốt nghiệp Harvard và phát triển ở khắp lĩnh vực trong xã hội.

Nhà họ Bối lập nghiệp từ nghề y. Nhờ công việc buôn bán thuốc phát đạt, ông Bối Lan Đường trở thành 1 trong 4 hộ giàu có nhất vùng Tô Châu vào thời Càn Long.

Đến thời của Bối Nhuận Sinh - "vua thuốc màu" nổi tiếng nhất Bến Thượng Hải, ông là người có tầm nhìn kinh doanh đáng nể. Ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ngay thời điểm chính xác nhất, sở hữu cả nghìn căn nhà. Tài năng của ông đã giúp gia tộc từ "làm giàu" bước lên con đường "bạo phú".

Gia tộc này cũng có một "vua tài chính" đó là Bối Lý Thái, ông nội của kiến trúc sư Bối Duật Minh. Ông là nhà tài chính sớm nhất ở Trung Quốc, là một trong những người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại và Tiết kiệm Thượng Hải. Ông giữ chức chủ tịch ngân hàng trung ương Trung Quốc và được mệnh danh là "người khổng lồ tài chính", điều này cho thấy sự nhạy bén kinh tế xuất chúng của ông.

Có thể thấy, trải qua lịch sử lâu đời hơn 600 năm, gia tộc 15 thế hệ liên tục phồn vinh này vẫn không ngừng sản sinh ra nhiều nhân tài và phát triển bền vững.


Một hình ảnh gia tộc Bối thị từ xưa. Ảnh: 163

5 trí tuệ được đúc kết và truyền đời của gia tộc họ Bối

Một trong những nguyên nhân giúp Bối thị làm nên thành tựu đáng nể như vậy phải kể tới 5 trí tuệ được đúc kết và truyền đời như sau:

Thứ nhất, coi trọng giáo dục

Xuất phát điểm du học Mỹ của Bối Duật Minh là Khoa Kiến trúc của Đại học Pennsylvania, sau đó anh chuyển sang Khoa Kiến trúc của MIT và tiếp tục tại Khoa Kiến trúc của Đại học Harvard để lấy bằng thạc sĩ.

Ba trong số bốn người con của ông cũng tốt nghiệp từ Đại học Harvard và làm việc trong ngành kiến ​​trúc. Người con gái còn lại thì theo học Luật tại Đại học Columbia. Những nền giáo dục chất lượng cao ngay từ đầu đời đã tạo nền tảng tốt cho sự phát triển lâu dài của thế hệ sau nhà họ Bối.

Bất kể họ đã thay đổi bản thân để thích ứng với những ngành nghề khác nhau như thế nào, nhưng có điều không bao giờ thay đổi chính là nền tảng của thái độ cầu tiến và chuẩn mực giáo dục ưu tú.

Thứ hai, kết hôn với những gia đình có truyền thống tốt đẹp

Mẹ ruột của ông Bối Duật Minh là người nhà họ Trang, con gái của vị Tế tửu Quốc Tử Giám cuối cùng triều nhà Thanh. Mẹ kế của ông cũng là con gái của một nhà ngoại giao trong chính phủ.

Bản thân vị kiến trúc sư thiên tài kết hôn với “tiểu thư khuê các” Lục Thư Hoa, con gái của một kỹ sư tốt nghiệp từ Massachusetts. Bà Lục cũng theo học ngành kiến trúc tại trường Wesleyan College nổi tiếng và gặp Bối Duật Minh tại Hoa Kỳ. Sau khi kết hôn, cả hai cùng đến Đại học Harvard để nghiên cứu thiết kế cảnh quan và kiến ​​trúc.

Thứ ba, khắc sâu văn hóa về nguồn cội

I.M. Pei từng nói, "Tô Châu trong ký ức tuổi thơ của tôi là nơi mọi người đối xử chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ giữa mọi người được gìn giữ trong sinh hoạt mỗi ngày. Đây là ý nghĩa của cuộc sống mà tôi được khắc sâu."

Văn hóa nguồn cội và mối quan hệ hài hòa của gia tộc đã ảnh hưởng rất nhiều tới khái niệm “gia đình” của vị kiến trúc sư đại tài. Điều đó khiến ông có một tính cách “rất Trung Hoa”, dù sau này có sinh sống và làm việc ở phương Tây nhiều năm.

Thứ tư, tinh thần lạc quan và không bao giờ bỏ cuộc

Trong hoàn cảnh khó khăn, gia tộc 15 thế hệ liên tục phồn vinh đã truyền cho con cháu tinh thần lạc quan và sự can đảm để đối mặt nghịch cảnh. Bản thân Bối Duật Minh dù có tài năng nổi trội nhưng cũng phải trải qua nhiều lần lận đận.

Điển hình là vào năm 1983, khi được giao trách nhiệm tu bổ bảo tàng Louvre, các thiết kế của ông vấp phải sự nghi ngờ và phản đối gay gắt. Hình ảnh kim tự tháp bằng kính trong suốt khiến ông bị một số người chế nhạo là “Bối Pharaoh”.


Bảo tàng Louvre. Ảnh: worldarchitecture

Tuy nhiên, kiến trúc sư tài năng đã sử dụng kỹ năng ngoại giao và chuyên môn xuất sắc của mình để thuyết phục dư luận. Bảo tàng Louvre đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng nhất ở Paris. Ông cũng được Chính phủ Pháp đã trao tặng Huân chương danh dự cao quý nhất.

Thứ năm, tinh thần không kiêu ngạo, giữ lòng nhân từ và bác ái

“Vua thuốc màu” Bối Nhuận Sinh là người thường xuyên giúp đỡ các tổ chức từ thiện. Trong số bất động sản “khủng” ông nắm giữ, Sư Tử Lâm được đầu tư 800 vạn đồng bạc để cải tạo, biến thành lâm viên đẹp nhất Tô Châu.

Sau khi công trình hoàn thành, ông không hưởng thụ lâm viên một mình mà cho phép tất cả người trong tộc được dùng chung. Sau này, ông cũng trao lại quyền sở hữu Sư Tử Lâm cho đất nước.

Bên cạnh những thành công mà không ít người đời thán phục, các thế hệ sau của gia tộc nhà họ Bối luôn giữ được đức tính khiêm tốn và nhường nhịn lẫn nhau. Họ khắc chế cái tôi, mỗi người luôn phấn đấu cho lĩnh vực mà mình đang nắm giữ.

Đây chính là một trong những nguyên nhân trọng yếu giúp gia tộc 15 thế hệ liên tục phồn vinh. Rất nhiều dòng họ không thể "giàu quá 3 đời" chỉ vì thế hệ sau sở hữu sản nghiệp khổng lồ nhưng không biết trân trọng. Sự kiêu ngạo và huênh hoang là nhân tố hủy hoại thành công nhanh nhất. Gia tộc Bối thị đã vượt qua khó khăn này để ngày một phát triển bền vững hơn.










Vườn 130 loại sung Mỹ trên mái tôn của chàng trai Đà Nẵng

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 19:45, under | No comments

 

Vườn 130 loại sung Mỹ trên mái tôn của chàng trai Đà Nẵng

Trong hai năm, anh Phạm Thịnh đã chi hơn 400 triệu đồng, sưu tầm 130 giống sung Mỹ từ nhiều nước, mang về trồng trên mái tôn nhà mình.


Phạm Thịnh, 28 tuổi, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng bắt đầu trồng sung qua giới thiệu của một người bạn sống ở Mỹ hơn hai năm trước.Vì không có sân thượng nên Thịnh đã tận dụng mái tôn khoảng 60 m2 làm vườn. Ở đây có đủ nắng từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thích hợp để cây sung Mỹ phát triển.


Ban đầu anh mua cành về giâm nhưng tỷ lệ sống rất thấp. Đợt Tết vừa qua, anh nhập 100 cành, tốn hơn 3.000 USD, nhưng sống được 10 cây.


Chàng nhiếp ảnh gia quyết định bỏ tiền để mua cây giống trực tiếp từ Mỹ, Pháp, Italy hay Bồ Đào Nha. Ban đầu anh sưu tầm các dòng sung phổ thông, dễ trồng để trải nghiệm. Sau hơn 4 tháng, anh đã thu được những quả đầu tiên. Mỗi loại mang đến một hương vị khác nhau, như Peter Honey thì ngọt ngào, mọng nước, Olympian Hardy rất sai trái.




Sự ngọt ngào và mát lành của loài quả này gây "nghiện" với cả gia đình Thịnh. Sang năm 2020, anh sưu tầm các dòng sung hiếm và đắt tiền hơn từ các nhà lai tạo sung uy tín trên thế giới như Pons, FDM...


Trong số này có giống Cessac, từng nổi đình đám trong giới chơi sung thế giới năm 2020, với mức đấu giá 2.500 USD một cây. Thịnh đã chờ một năm, tới tháng 5 vừa qua thì nhận được cây, với chi phí khoảng 12 triệu đồng. Theo mô tả thì quả của cây này có màu xanh lẫn tím hoa cà, mềm và ngọt. "Tôi đang rất hồi hộp. Nhưng phải chờ khoảng ba tháng nữa mới được thu hoạch", anh nói.


Từng có kinh nghiệm trồng cà chua, dưa lưới và ớt, nhưng đến với sung, Phạm Thịnh thấy thực sự đam mê. Cứ 5h sáng anh đã có mặt trên mái nhà để tưới nước, bón phân cho cây, cuối tuần dành nhiều thời gian tỉa lá bệnh và dọn lá để tránh hư hỏng mái tôn.


Theo Thịnh, đất trồng sung không khác nhiều đất trồng các loại cây ăn quả khác. Chỉ lưu ý lúc cây còn nhỏ thì bón nhẹ các loại phân cá, trùn quế hoặc phân từ rác thải nhà bếp. Giai đoạn cây nuôi quả nên tăng cường thêm phân gà cho quả ngọt và to hơn.

Thời gian đầu Thịnh không để ý nên bị chim và chuột phá khá nhiều quả. Sau này khi thấy quả sắp chín anh luôn bọc lại. Vì công việc không cố định ở nhà nên anh còn đầu tư thêm hệ thống tưới tự động.


Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, tên khoa học là Ficus carica. Chỉ trong 2-3 tháng từ lúc mua cây sẽ cho trái và thêm một vài tháng tùy dòng để trái chín. Quả ra liên tục hết lứa này đến lứa khác. Giá bán trên thị trường Việt Nam hiện tại khoảng nửa triệu đồng mỗi kg.


Năm nay các cây trong vườn đã lớn, quả nhiều, trung bình mỗi ngày gia đình thu được 10 quả, có ngày rộ được hơn 20 quả. "Vui nhất là chiều chiều cả nhà cùng thu hoạch sung. Con mình tự tay hái, chỉ cần lau sơ qua rồi ăn luôn", anh Thịnh kể. Loại quả mà con gái anh đang ăn là Brooklyn White có cùi rất dày, ruột quả màu hồng, siêu ngọt và có vị giống dưa hấu.


Mỗi loại sung có mỗi hương vị khác nhau, trong đó Thịnh thích nhất các giống Smith, Socorro Black, Vitoria MP, De La Gloria, Albacor de Molla Vermella. "Ruột sung mọng nước và dẻo như mứt dâu. Cảm giác trước lúc nhắm mắt ngủ mỗi đêm vẫn có thể cảm nhận được sự ngon lành của nó", anh nói.


Trong hình là một số quả đang cho trái thường xuyên:

Quả Violetta FL (hàng trên, bên trái) có màu đen đậm, kích cỡ trung bình, ruột màu mật ong, có thể chín héo trên cây, rất ngọt và mọng nước.

Quả Socorro Black (hàng trên, bên phải) màu tím đậm, mưa to thế nào cũng không làm nứt quả, ruột màu đỏ sẫm, dẻo như mứt và thơm mùi berry.

Quả Robert Golden Rainbow (hàng dưới, bên trái) có màu vàng, rất to, ngọt và rất thơm.

Quả Albacor de Molla Vermella có vỏ đen, thời gian chín lâu hơn các dòng khác. Ruột có màu đỏ tươi như mâm xôi, rất ngọt và có vị cherry.


Đến nay, anh Phạm Thịnh đã đầu tư hơn 400 triệu đồng vào cây giống. Niềm vui của anh không dừng lại ở việc được ăn trái ngọt mà liên tục bổ sung giống mới vào bộ sưu tập và trồng ra những trái như cây mẹ ở nước ngoài.

"Tôi mệnh hỏa nhưng rất tự tin mát tay với sung Mỹ", anh cười nói.
























Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Là bé gái phải sống trong trung tâm bảo trợ, cô gái trẻ nỗ lực vươn lên, khởi nghiệp đa ngành nghề và đạt được thành công ở tuổi 30

 

Những khó khăn và trải nghiệm suốt quãng thời gian tuổi thơ đã tiếp thêm động lực để cô có được thành công như hiện tại.


Manci là một cô gái 9x người Hồng Kông. Cô là chủ một tiệm cà phê, sáng lập ra thương hiệu bánh ngọt nghệ thuật, đồng thời cũng là một YouTuber và kinh doanh cả bất động sản.

Ở tuổi đời còn rất trẻ nhưng Manci đã đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. Điều đó có được một phần nhờ vào những khó khăn và trải nghiệm của cô khi sống trong nhà bảo trợ suốt quãng thời gian thơ ấu.“Nhiều người nghĩ rằng những đứa trẻ nghèo không có nguồn lực gia đình hỗ trợ thì cuộc sống của chúng sẽ bị đóng khung lại và trở nên vô cùng nhỏ hẹp. Nhưng tôi lại cảm thấy mình dường như không bao giờ đạt đến giới hạn”, Manci nói.


Manci

8 tuổi bắt đầu sống trong nhà bảo trợ 

Manci là một cô gái có vẻ ngoài ngọt ngào nhưng lại sở hữu một trái tim mạnh mẽ. Khi Manci lên 8 tuổi, bà cô qua đời. Cha mẹ không ở cạnh, cô được các nhân viên xã hội sắp xếp vào nhà tình thương.

“Khi trở lại trường học, tôi vui vẻ nói với các bạn rằng mình đang sống ở 'nhà trẻ em'. Ban đầu mọi người ghen tị vì thấy tôi được ngủ chung với bạn bè. Nhưng sau đó gia đình họ dặn dò con cái không được chơi với tôi”, Manci cho hay.

Khi đó Manci chỉ học tiểu học, khi lên cấp 2, cô đã nhận ra nhiều điều và dần thay đổi suy nghĩ. Những bé gái trong trung tâm đều trạc tuổi Manci, họ dễ hòa hợp và có giao lưu tốt hơn. Dần dần Manci thực sự coi trung tâm bảo trợ chính là nhà của mình.

“Chúng tôi cho dù là người có khiếm khuyết về mặt tinh thần, gia đình hay thể chất thì mọi người ở đó đều bình đẳng giống nhau, không có ai khác biệt”, Manci bày tỏ.



Hiện nay, cô đã và đang tham gia nhiều công việc thiện nguyện ở trong, ngoài nước.

Cuộc sống ban đầu đầy khó khăn

Một tháng trước khi tròn 18 tuổi, đó cũng là khoảng thời gian mà những đứa trẻ phải rời nhà bảo trợ, lúc ấy cô vẫn chưa hề có kế hoạch gì cho con đường phía trước. Mãi đến khi xách hành lý rời đi, cô mới thức được rằng từ đây cuộc đời mình sẽ có sự chuyển biến lớn.

Đầu tiên, Manci đến nhà một người họ hàng xa sống nhờ trong 3 tháng. Lúc đó nhân viên xã hội thông báo cô sẽ được nhận về một khoản tiền nhỏ. Và cô dùng số tiền đó thuê nhà, mua sắm vật dụng, trả các chi phí ban đầu, cuối cùng không còn lại đồng nào.

Manci bắt đầu học đại học chuyên ngành về quản lý khách sạn. Để duy trì cuộc sống, cô học bán thời gian và làm việc nửa ngày trong một chuỗi nhà hàng đồ ăn với mức lương chỉ 17,5 đô la Hồng Kông/giờ (khoảng 51 nghìn đồng).

“Bảy ngày trong tuần tôi chẳng có lúc nào ngơi nghỉ, hai ngày cuối tuần gần như không được ngủ. 4 rưỡi chiều tan học, tôi bắt đầu làm từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm. Cuộc đời tôi khó khăn nhất là 4 năm sau khi rời nhà bảo trợ. Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu, cứ 2 ngày tôi lại khóc một lần”, Manci nhớ lại.

Manci lúc ấy chẳng có một chỗ dựa nhưng cô vẫn quyết tâm phải thay đổi tương lai. Tiền công ở nhà hàng thức ăn chỉ đủ trang trải sinh hoạt, sau đó nhờ một người bạn giới thiệu mà cô chuyển sang làm việc cho một khách sạn 5 sao. Manci kiêm luôn việc phụ trách các tiệc cưới và dạy nghiệp vụ cho ba người làm việc bán thời gian. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc toàn thời gian tại khách sạn.

Bắt đầu khởi nghiệp

Sau đó con đường sự nghiệp của Manci rẽ sang hướng khác khi được bạn bè giới thiệu một vị trí trong công ty bất động sản của Úc. Công việc của cô chủ yếu là môi giới cho người Hồng Kông mua bất động sản tại Úc. Có điều kiện ra nước ngoài, cô thấy trình độ hiểu biết của mình vẫn còn hạn chế, nhất là khả năng tiếng Anh. Manci quyết định đăng ký học thạc sĩ.

Sau 4 năm làm công việc bất động sản, cô đã mua được căn nhà đầu tiên của mình và bắt đầu có các dự định kinh doanh.

“Mọi người thích các món ăn, coi nó như thiên đường. Còn tôi thì lại thích triển lãm tranh và các tác phẩm nghệ thuật. Vì thế tôi đã đặt nghệ thuật vào công việc kinh doanh của mình, làm những chiếc bánh nghệ thuật”, cô gái trẻ nói.

Manci đã sang Nga tham gia khóa học làm bánh nghệ thuật vào năm 2018, trở thành một đầu bếp bánh ngọt và trở về Hồng Kông tạo ra thương hiệu của riêng mình “M.Patisserie”.





Manci và vài tác phẩm bánh ngọt của cô.

Hiện tại Manci đang quản lý tiệm bánh ngọt M.Patisserie và quán cà phê M.Roastery, đồng thời cũng bận rộn với công việc kinh doanh bất động sản. Ngoài ra cô còn lập kênh YouTube hướng dẫn về các tour du lịch.

Cô vẫn thường xuyên quay về giúp đỡ cho nhà bảo trợ mà cô từng sống trước đây. “Tôi không coi đó là việc thiện, thay vào đó tôi cảm thấy đó là một trách nhiệm vì tôi đã được giúp đỡ. Năm nay 30 tuổi, coi như tôi đã được giúp đỡ cả 20 năm đầu cuộc đời rồi”, cô gái trẻ cho hay.



Manci ở tiệm cà phê.

Cô làm tất cả, nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ một phần để thay đổi số phận của chính bản thân mình. Phần nữa cô cũng muốn chứng minh một điều bằng những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở những nhà bảo trợ cũng có thể tỏa sáng và trở thành người phụ nữ mạnh mẽ. Manci thường xuyên nhận được những lời phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết thành công với mọi người.



Cuộc sống hiện tại của cô gái trẻ bên 2 chú chó.















Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

Nữ cựu tù thành triệu phú năm 81 tuổi

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 19:40, under | No comments

TRUNG QUỐC Sau 18 năm ngồi tù, chồng bỏ đi, con gái đã mất, bà Ngô Thắng Minh làm lại cuộc đời ở tuổi 70.

Ngày 28/7/2003, bà Ngô Thắng Minh bước ra khỏi nơi giam giữ. Gương mặt của người phụ nữ ở cái tuổi xưa nay hiếm chỉ toàn nước mắt. Nhìn bà lúc đó, ít người có thể nghĩ được rằng mười năm nữa, người phụ nữ này có thể trở thành triệu phú.


Ngô Thắng Minh năm 16 tuổi, khi làm giúp việc cho một gia đình ở Thượng Hải. Ảnh: 163.com

Bà Ngô sinh năm 1933 trong một gia đình thương nhân nhiều đời ở Thặng Châu, Chiết Giang. Tuy nhiên, cha của bà Ngô ham chơi, nên người mẹ bỏ đi năm con gái lên 2 tuổi. Sau đó bố cũng bỏ đi, để lại Ngô cho ông bà nội nuôi dưỡng. Ngay từ nhỏ, niềm yêu thích của Ngô là đến cửa hàng của gia đình xem mọi người kinh doanh. Lúc đó ông nội làm ăn phát đạt nên bà đã học được rất nhiều kỹ năng kinh doanh.

Năm 1949 khi 16 tuổi, để thoát khỏi cuộc hôn nhân bị cưỡng ép, Ngô trốn đến Thượng Hải. Tại đây, cô làm giúp việc cho một gia đình giàu có. Sau đó không lâu, cô đến Thiệu Hưng, mở một tiệm tạm hóa từ số tiền tích góp được.

Thời gian đầu, công việc kinh doanh của Ngô khá lận đận. Tuy nhiên với kinh nghiệm và sự kiên định, mọi thứ dần được cải thiện. Thời điểm này Ngô gặp Trương Tư Nguyên, một chàng trai kém 7 tuổi. Sau 3 năm tìm hiểu, ở tuổi 32, cô chính thức kết hôn với Trương, rồi hai người đến Tây An mở một khách sạn.

Vì làm việc quá sức, Ngô xảy thai tới 3 lần. Ở tuổi 40, sau rất nhiều lần chữa trị và cố gắng, cuối cùng cô cũng hạ sinh được cô con gái, đặt tên là Trương Diễm.

Vào đầu những năm 1980, với việc áp dụng chính sách cải cách mở cửa tại Trung Quốc, Ngô Thắng Minh, người vừa chuyển đến Trịnh Châu đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh khi mở một công ty thương mại. Cô buôn bán đủ các mặt hàng, từ những thứ nhỏ nhặt như ô, tất chân... cho đến radio và tivi đen trắng. Sau này Ngô mở rộng kinh doanh thép, máy móc xây dựng và hóa chất. Việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh, trong 4 năm, cô đã kiếm được 20 triệu tệ (hơn 70 tỷ đồng), trở thành người phụ nữ giàu nức tiếng lúc bấy giờ ở Trịnh Châu.

Vì lòng tham ngày càng lớn, năm 1985, Ngô đã nhập lậu 48 chiếc xe hơi cao cấp từ Hong Kong và những lô vải đắt tiền từ Đài Loan. Năm 1986, ở tuổi 53, Ngô Thắng Minh bị kết án tử hình vì buôn bán phi pháp. Tài sản hàng chục triệu tệ cũng bị tịch thu. Ngô liên tục gửi đơn khiếu nại. Cuối cùng sau nhiều lần xét xử, bản án được thay đổi từ tử hình treo thành chung thân.

Cùng thời điểm, Ngô nhận được đơn ly hôn của chồng. Hóa ra người đàn ông này có quan hệ bất chính với bảo mẫu của con gái trước khi vợ vào tù. Vợ tù tội, Trương Tư Nguyên gửi con gái cho một người chú ở quê nuôi dưỡng, cùng tình nhân đến An Huy.

Sự phản bội của chồng khiến Ngô suy sụp, lúc này con gái là niềm hy vọng duy nhất để tiếp tục sống. Trong tù, bà tham gian vào nhiều hoạt động công ích, đạt nhiều thành tích tốt. Bản án chung thân vì thế được thay đổi thành tù có thời hạn.

Khi Ngô đếm từng ngày để được gặp con gái thì nhận được tin Trương Diễm tự tử vì không chịu nổi áp lực tinh thần. Lúc đó cô bé mới 16 tuổi. Ngô chết lặng, liều lấy trộm một lưỡi dao trong phòng may, định chết theo con gái. May mắn, quản giáo đến kịp thời, động viên cô nên tiếp tục sống để lo mộ phần cho Trương Diễm.

Ngô Thắng Minh lấy lại tinh thần, tích cực cải tạo. Cô liên tiếp được giảm án tới 9 lần. Trong tù, Ngô còn viết tự truyện "Con đường tù tội". Sau đó cuốn sách được dựng thành phim với tên "Tội phạm và con gái". Phim công chiếu, nhiều khán giả đã viết thư động viên, cổ vũ cho Ngô.

Năm 2003, bà Ngô mãn hạn tù, trở về Trịnh Châu xin quét dọn nhà vệ sinh công cộng với mức lương 400 tệ (hơn 1,2 triệu đồng). Một năm sau, bà được trao danh hiệu "Người dọn dẹp xuất sắc ở Trịnh Châu", nhiều phóng viên báo đài đến phỏng vấn. Trong những cuộc gặp gỡ, Ngô nhắc tới mong muốn có tiền xây viện dưỡng lão dành cho người già không con cái như mình.

Những tâm sự này thu hút một người đàn ông họ Vũ. Ông ta nói rằng có hàng chục mẫu đất trồng nho và có thể hợp tác với Ngô. Tin tưởng, Ngô đã đi vay 900.000 tệ đưa cho ông ta. Ngay khi nhận được tiền, người đàn ông bỏ trốn.

Thời điểm bế tắc cùng cực, bà Ngô viết câu chuyện của mình gửi đi nhiều nơi với mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức đầu tư, đặc biệt vào vườn nho bị Vũ lừa. Cuối năm 2006, bà được một tổ chức đầu tư 1,2 triệu tệ để khôi phục kinh doanh. Dựa vào số tiền này, sau hai năm Ngô trả được hết nợ, còn gầy dựng vườn nho thành vườn sinh thái tham quan và du lịch nổi tiếng. Khu vườn này kiếm được lợi nhuận hơn 6 triệu tệ (trên 21 tỷ VND) trong 5 năm. Trên đà thắng lợi, Ngô thành lập Công ty TNHH Công nghệ trái cây Yangling Hongyang và Công ty TNHH Công nghệ Xingnong, đồng thời còn mở một số nhà máy chăn nuôi gà.


Ngô Thắng Minh năm 16 tuổi, khi làm giúp việc cho một gia đình ở Thượng Hải. Ảnh: 163.com

Bà Ngô sinh năm 1933 trong một gia đình thương nhân nhiều đời ở Thặng Châu, Chiết Giang. Tuy nhiên, cha của bà Ngô ham chơi, nên người mẹ bỏ đi năm con gái lên 2 tuổi. Sau đó bố cũng bỏ đi, để lại Ngô cho ông bà nội nuôi dưỡng. Ngay từ nhỏ, niềm yêu thích của Ngô là đến cửa hàng của gia đình xem mọi người kinh doanh. Lúc đó ông nội làm ăn phát đạt nên bà đã học được rất nhiều kỹ năng kinh doanh.

Năm 1949 khi 16 tuổi, để thoát khỏi cuộc hôn nhân bị cưỡng ép, Ngô trốn đến Thượng Hải. Tại đây, cô làm giúp việc cho một gia đình giàu có. Sau đó không lâu, cô đến Thiệu Hưng, mở một tiệm tạm hóa từ số tiền tích góp được.

Thời gian đầu, công việc kinh doanh của Ngô khá lận đận. Tuy nhiên với kinh nghiệm và sự kiên định, mọi thứ dần được cải thiện. Thời điểm này Ngô gặp Trương Tư Nguyên, một chàng trai kém 7 tuổi. Sau 3 năm tìm hiểu, ở tuổi 32, cô chính thức kết hôn với Trương, rồi hai người đến Tây An mở một khách sạn.

Vì làm việc quá sức, Ngô xảy thai tới 3 lần. Ở tuổi 40, sau rất nhiều lần chữa trị và cố gắng, cuối cùng cô cũng hạ sinh được cô con gái, đặt tên là Trương Diễm.

Vào đầu những năm 1980, với việc áp dụng chính sách cải cách mở cửa tại Trung Quốc, Ngô Thắng Minh, người vừa chuyển đến Trịnh Châu đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh khi mở một công ty thương mại. Cô buôn bán đủ các mặt hàng, từ những thứ nhỏ nhặt như ô, tất chân... cho đến radio và tivi đen trắng. Sau này Ngô mở rộng kinh doanh thép, máy móc xây dựng và hóa chất. Việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh, trong 4 năm, cô đã kiếm được 20 triệu tệ (hơn 70 tỷ đồng), trở thành người phụ nữ giàu nức tiếng lúc bấy giờ ở Trịnh Châu.

Vì lòng tham ngày càng lớn, năm 1985, Ngô đã nhập lậu 48 chiếc xe hơi cao cấp từ Hong Kong và những lô vải đắt tiền từ Đài Loan. Năm 1986, ở tuổi 53, Ngô Thắng Minh bị kết án tử hình vì buôn bán phi pháp. Tài sản hàng chục triệu tệ cũng bị tịch thu. Ngô liên tục gửi đơn khiếu nại. Cuối cùng sau nhiều lần xét xử, bản án được thay đổi từ tử hình treo thành chung thân.

Cùng thời điểm, Ngô nhận được đơn ly hôn của chồng. Hóa ra người đàn ông này có quan hệ bất chính với bảo mẫu của con gái trước khi vợ vào tù. Vợ tù tội, Trương Tư Nguyên gửi con gái cho một người chú ở quê nuôi dưỡng, cùng tình nhân đến An Huy.

Sự phản bội của chồng khiến Ngô suy sụp, lúc này con gái là niềm hy vọng duy nhất để tiếp tục sống. Trong tù, bà tham gian vào nhiều hoạt động công ích, đạt nhiều thành tích tốt. Bản án chung thân vì thế được thay đổi thành tù có thời hạn.

Khi Ngô đếm từng ngày để được gặp con gái thì nhận được tin Trương Diễm tự tử vì không chịu nổi áp lực tinh thần. Lúc đó cô bé mới 16 tuổi. Ngô chết lặng, liều lấy trộm một lưỡi dao trong phòng may, định chết theo con gái. May mắn, quản giáo đến kịp thời, động viên cô nên tiếp tục sống để lo mộ phần cho Trương Diễm.

Ngô Thắng Minh lấy lại tinh thần, tích cực cải tạo. Cô liên tiếp được giảm án tới 9 lần. Trong tù, Ngô còn viết tự truyện "Con đường tù tội". Sau đó cuốn sách được dựng thành phim với tên "Tội phạm và con gái". Phim công chiếu, nhiều khán giả đã viết thư động viên, cổ vũ cho Ngô.

Năm 2003, bà Ngô mãn hạn tù, trở về Trịnh Châu xin quét dọn nhà vệ sinh công cộng với mức lương 400 tệ (hơn 1,2 triệu đồng). Một năm sau, bà được trao danh hiệu "Người dọn dẹp xuất sắc ở Trịnh Châu", nhiều phóng viên báo đài đến phỏng vấn. Trong những cuộc gặp gỡ, Ngô nhắc tới mong muốn có tiền xây viện dưỡng lão dành cho người già không con cái như mình.

Những tâm sự này thu hút một người đàn ông họ Vũ. Ông ta nói rằng có hàng chục mẫu đất trồng nho và có thể hợp tác với Ngô. Tin tưởng, Ngô đã đi vay 900.000 tệ đưa cho ông ta. Ngay khi nhận được tiền, người đàn ông bỏ trốn.

Thời điểm bế tắc cùng cực, bà Ngô viết câu chuyện của mình gửi đi nhiều nơi với mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức đầu tư, đặc biệt vào vườn nho bị Vũ lừa. Cuối năm 2006, bà được một tổ chức đầu tư 1,2 triệu tệ để khôi phục kinh doanh. Dựa vào số tiền này, sau hai năm Ngô trả được hết nợ, còn gầy dựng vườn nho thành vườn sinh thái tham quan và du lịch nổi tiếng. Khu vườn này kiếm được lợi nhuận hơn 6 triệu tệ (trên 21 tỷ VND) trong 5 năm. Trên đà thắng lợi, Ngô thành lập Công ty TNHH Công nghệ trái cây Yangling Hongyang và Công ty TNHH Công nghệ Xingnong, đồng thời còn mở một số nhà máy chăn nuôi gà.






Blog Archive