Nhiều người bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp
gây liệt nửa người hay hôn mê, tử vong nhưng lại giải thích là bị trúng gió.
Tăng huyết áp là một trong những bệnh mãn tính không lây có tỉ
lệ cao nhất trong cộng đồng và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh
sách 10 bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Tăng huyết áp gây các biến chứng như nhồi máu cơ tim hay tai
biến mạch máu não nếu xảy ra thường là nặng nề và có thể gây tử vong hay tàn
phế suốt đời cho người bệnh. Những tai biến này thường do chẩn đoán muộn hoặc
sai lầm trong điều trị.
Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên
Hầu hết người dân, dù ở thành thị hay nông thôn, thường không
kiểm tra huyết áp của mình khi thấy sức khỏe bình thường cho đến khi bị tai
biến mạch máu não gây liệt nửa người hay hôn mê, tử vong, lúc này được giải thích
là bị trúng gió. Để đề phòng tai biến đáng tiếc này, người dân nên đến trạm y
tế địa phương để kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng một lần và
ghi vào sổ theo dõi sức khỏe.
Khi kiểm tra huyết áp, nên lưu ý cả 2 số huyết áp trên và số
huyết áp dưới và cần nhớ gọi là cao huyết áp khi hoặc số huyết áp trên từ
140 mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 90 mmHg trở lên. Số huyết áp 120/80
mmHg là lý tưởng cho mọi lứa tuổi.
Nhiều người cho rằng huyết áp người già cao hơn huyết áp người
trẻ là chuyện bình thường nên không cần điều trị. Đây cũng là một quan niệm sai
lầm rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay.
Theo đánh giá tăng huyết áp của WHO thì người có huyết áp từ
160/90 mmHg trở lên gọi là tăng huyết áp độ 2. Ở mức độ này, nếu không được
điều trị sẽ gây các biến chứng lên nội tạng trong cơ thể như: làm lớn tim, sau
đó là suy tim, suy thận mãn, ngoài ra còn ảnh hưởng đến mạch máu não và mạch
máu ở đáy mắt.
Để khắc phục sai lầm này, người có huyết áp 160/90 mmHg ở bất cứ
tuổi nào phải được điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp điều trị có dùng
thuốc và điều trị không dùng thuốc.
Triệu chứng.
·
Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức
đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mửa, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ
của mỗi tăng huyết áp.
·
Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến
chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.
Còn một quan niệm khác trong cộng đồng là khi huyết áp về bình
thường nên ngừng thuốc vì nếu uống tiếp sẽ gây tụt huyết áp. Ngộ nhận này rất
nguy hiểm vì điều trị tăng huyết áp không phải như điều trị viêm họng hay cảm
sốt, khi hết bệnh là ngừng thuốc, mà khi điều trị tăng huyết áp phải điều trị
kết hợp bằng cả 2 phương pháp có dùng thuốc và không dùng thuốc, đến khi số
huyết áp về bình thường phải tiếp tục duy trì việc uống hạ huyết áp vì khi
ngừng thuốc huyết áp sẽ tăng cao trở lại và có thể gây ra các tai biến nguy
hiểm trên tim và não.
Phải điều trị suốt đời vì bệnh tăng huyết áp có đến 95% là không rõ
nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, do đó việc dùng thuốc hạ
huyết áp chỉ là điều trị triệu chứng, không phải là giải quyết nguyên nhân.
Quan niệm lờn thuốc cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Một số
người bị tăng huyết áp e ngại rằng khi uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên sẽ
bị lờn thuốc, giống như lờn thuốc kháng sinh và sợ rằng khi huyết áp tăng thì
sẽ không có thuốc trị.
Theo nhiều nghiên cứu thì không có hiện tượng lờn thuốc hạ áp mà
ngược lại là tình trạng tăng đáp ứng với thuốc hạ huyết áp. Khi bệnh nhân tuân
thủ tốt việc uống thuốc hạ huyết áp thì sau 2-5 năm có hiện tượng tăng đáp ứng
thuốc, tức là lúc này phải giảm liều thuốc hạ huyết áp. Cũng vì lý do này,
người bệnh không nên uống với một toa lâu dài mà nên tái khám để bác sĩ có thể
điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp
Dưới đây là 1 số biện pháp điều trị thông dụng:
·
Bỏ hút thuốc lá, không uống rượu.
·
Có chế độ ăn uống để giảm thể trạng, tốt nhất là 10% trọng lượng
cơ thể.
·
Luyện tập thể dục điều đặn, ít nhất 30 phút/ngày.
·
Tránh những áp lực cuộc sống.
·
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm muối đồng thời ăn nhiều trái
cây và rau xanh, giàu Kali và Canxi.
Theo
Omron - yte
0 nhận xét:
Đăng nhận xét