Thường nghe bạn bè than vãn: “Đầu năm nay kiếm tiền khó
quá”, “Đúng vậy, đã bỏ qua một thời điểm tốt”, “Bây giờ chi phí cao,
cạnh tranh khốc liệt”.
Ở Kichijoji, Tokyo, Nhật Bản có một cửa hàng chỉ có 36 mét
vuông, bán 2 loại bánh điểm tâm là Yokan và Monaka. Một năm doanh thu đạt
tới 300 triệu yên. Tên cửa hàng là Ozasa.
Số lượng Bánh Yokan Ozasa (bánh thạch nhân đậu) có hạn, mỗi ngày
có 150 chiếc, mỗi người được mua tối đa 5 chiếc. Rất nhiều người từ 4 – 5
giờ sáng đến xếp hàng. Vào ngày nghỉ, có người 1 giờ đêm tới xếp
hàng. Tình trạng xếp hàng này đã kéo dài suốt 46 năm qua. Mà cửa hàng
Ozasa chưa từng làm quảng cáo, cũng không có tiếp nhận phỏng vấn. Mặt tiền
cửa hàng nhỏ và đơn giản, trước cửa cũng không có bãi đỗ xe. Nhưng mọi
người đều sẵn sàng xếp hàng đến mua.
Yokan là loại bánh gì, có phải rất ngon không?
Yokan có xuất xứ từ Trung Quốc, gọi là chè dương canh.
Sau đó Nhật Bản cải tiến, biến nó trở thành món điểm tâm bình
dân. Thực tế, chè dương canh là của Trung Quốc, là món canh nấu bằng thịt
dê sau đó để đông lạnh mới ăn. Vào thời nhà Đường, chè dương canh theo
Thiền Tông truyền đến Nhật Bản. Bởi vì tăng nhân không ăn thịt, liền dùng
đậu đỏ và bột mỳ để nấu. Tại Nhật Bản chè dương canh dần dần cải tiến
thành một món điểm tâm như thạch chế biến từ đậu.
Phương pháp làm rất đơn giản. Đó là đun sôi đậu đỏ rồi
nghiền nát, nấu chín với đường cát và thạch trắng, làm lạnh thành hình là xong.
Bạn có thể sẽ hỏi: Món ăn này có thể bán được 3 trăm
triệu? Đến xem bánh Yokan của cửa hàng Ozasa trông như thế nào.
Sau đó, chúng ta nghe được khách hàng nói: “Ăn một miếng,
cảm giác như một lần đi du lịch biển sâu”, “Bánh Yokan có cá chép bên
trong, ăn vào như mong muốn có thể trở thành sự thật”, “Đẹp đến nỗi không
nỡ ăn, nhưng ngon quá không ăn không được.”
Nghe thấy những lời cảm thán này, bạn sẽ hiểu vì sao đông khách
như thế, sẵn sàng đi ô tô, từ nơi xa ngàn dặm đến đây xếp hàng.
Bánh Yokan tốt nhất, khi làm xong bên trong sẽ phát ra ánh sáng
màu tím
Chủ cửa hàng này có tên là Atsuko Inagaki. “Khi cô đặc
trong nồi đồng đặt trên than lửa, trong thời gian ngắn, nhân bánh đậu đỏ sẽ
phát ra ánh sáng màu tím”
“Có cảm giác trong suốt, ánh sáng rất đẹp khiến cho người xem
cảm thấy giống như đậu đỏ nở hoa.”
Để nhìn thấy ánh hào quang này, Atsuko Inagaki phải dành tâm
huyết cả đời.
Atsuko Inagaki thừa kế sản nghiệp từ cha, tiếp nhận kinh doanh
bánh Yokan trong nhà. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp trung
học Atsuko Inagaki lập tức giúp cha kinh doanh tiệm bánh. Cha
của Atsuko Inagaki là người rất nghiêm khắc. Ông có 6 người con gái,
nhưng cuối cùng để cho Atsuko Inagaki kế thừa sự nghiệp của mình. Bởi
vì ngoài Atsuko Inagaki ra, không ai nhẫn chịu được sự nghiêm khắc của
ông. Mỗi ngày vào sáng sớm, Atsuko Inagaki phải nhóm lửa đốt
than. Sau đó rửa sạch đậu đỏ, chưng nấu, nghiền nát… Khi đã nấu xong,
cần làm lạnh trong vòng một ngày, ngày hôm sau mới ăn được.
Cha của Atsuko Inagaki nghiêm khắc dạy bảo bà chỉ vì muốn làm
ra sản phẩm tốt nhất
Mỗi sáng sớm, cha đều thử bánh Yokan do bà làm hôm qua rồi biểu
hiện ra vẻ mặt nghiêm túc và đưa ra lời nhận xét: “Nấu chưa đủ chín, lửa còn
quá yếu”. Nói xong sẽ đem bánh Yokan mà Atsuko Inagaki vất vả một
ngày làm ra ném vào thùng rác. Cha bà chỉ có một yêu cầu: “Tóm lại,
phải làm ra sản phẩm ngon nhất.”
Sau 10 năm nấu bánh Yokan mới tạo ra được ánh sáng màu tím…
Atsuko Inagaki lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng màu tím là lúc bà
nấu bánh không có khác biệt nhiều so với 10 năm trước đây. Một lần, trong
lúc Atsuko Inagaki nấu bánh, nhìn thấy ánh sáng màu tím phát ra. Ngày
hôm sau, cha bà nếm thử bánh cuối cùng gật đầu nói “Ừ, được”. Nhưng hôm
nay nấu thành công, không có nghĩa là ngày mai cũng có thể.
Bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và nhân tố bên ngoài, ánh sáng tím
cũng không thường thấy
Mỗi ngày có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Đậu đỏ cũng có nơi
sản xuất và chất lượng không giống nhau. Tình trạng của than củi mỗi ngày
cũng khác đều sẽ ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của bánh. “Muốn nghĩ
cách tạo ra ánh sáng tím, nhất định phải điều chỉnh tốt nhất những yếu tố
này”. Điều này thực sự là một khó khăn nhưng cũng khá thú vị. Để tìm
được cách điều chỉnh tốt nhất các yếu tố, Atsuko Inagaki đã lần mò trong
10 năm.
“Mỗi lần nấu bánh Yokan, tôi bước vào thế giới chỉ có một
người. Như vậy, không ai có thể quấy nhiễu. Tôi chỉ có thể chuyên tâm
làm việc, không suy nghĩ đến thời gian, quên đi chuyện cửa hàng hoặc công
xưởng, các mối quan hệ và quên đi nóng bức. Chỉ lắng nghe âm thanh của đậu
đỏ, tâm vô tạp niệm chế luyện thành bánh Yokan. Sau đó mới nhìn thấy ánh
sáng màu tím. Tôi sẽ cảm nhận được cảm giác sảng khoái không cách nào diễn
tả.”
30 năm tìm tòi, kỹ nghệ của Atsuko Inagaki tiến bộ, cuối cùng vượt
qua cha của mình
Tại sao mỗi ngày số lượng bánh Yokan chỉ có 150 chiếc?
Cũng không phải là vấn đề tiêu thụ. “Một nồi nấu 3 kg đậu,
chỉ có thể làm được 50 chiếc. Nếu quá 3 kg thì làm không ra được hương vị
thơm ngon như vậy. Nấu 3 nồi cần 10 tiếng rưỡi đã là giới hạn. Cho
nên một ngày chỉ có thể bán 150 chiếc.”
Số lượng có hạn là đối với yêu cầu chất lượng, khách hàng
rất hiểu rõ điều này. Xuất phát từ sự yêu thích Ozasa, khách hàng đã tự
thành lập hội Ozasa, đưa ra đề nghị mỗi ngày mỗi người mua được tối đa 5
chiếc. Nếu như không hạn chế, một người chỉ trong chốc lát đã mua hết toàn
bộ rồi, người phía sau không mua được nữa.
Ozasa là một thương hiệu nên đối với khách hàng rất nhiệt
tình! Khách hàng cũng yêu thích Ozasa như thế. Bà Atsuko Inagaki càng
đối đãi với khách hàng chân thành hơn. Bởi vì trong phòng nấu bánh rất
nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Dù nhiệt độ cao bên ngoài nhưng mỗi lần
đi ra ngoài đều cảm thấy mát. Khi nấu bánh người sẽ toát đầy mồ
hôi. “Cho nên mỗi khi nấu xong một nồi, tôi sẽ thay một bộ quần áo.”
Để mồ hôi không nhỏ vào nồi, Atsuko Inagaki sẽ buộc một
chiếc khăn hình tam giác lên trán. “Trước khi nấu bánh, tôi sẽ dùng nước
làm ướt mặt và uống một ly nước lạnh.” Điều này giúp cho cơ thể ngay lập
tức trở nên mát, bớt ra mồ hôi. Như vậy phải chú ý rất nhiều chi tiết
nhỏ. “Đây đều là nghi lễ từ trước đến nay của tôi”, Atsuko Inagaki
nói.
Atsuko Inagaki luôn kiên trì những nguyên tắc này bởi vì một câu
nói của cha. Cha bà một mực khuyên bảo:
“Đối đãi với khách hàng và sản phẩm tuyệt đối không thể thấp
kém.”
“Cả đời để làm tốt một việc, không gì là không thể.”
“Bây giờ chậm chạp một chút cũng không sao, chỉ cẩn nhớ rõ tiến
lên là tốt rồi.”
“Một khi quyết định làm, không thể bỏ dở giữa chừng.”
“Chỉ cần bạn dũng cảm gánh vác, có thể bộc phát ra sức mạnh để
hoàn thành.”
Những điều này đều là trí tuệ tích lũy từ cuộc sống đã trở thành
nguyên tắc làm việc mà Atsuko Inagaki cả đời hết lòng làm theo. Cửa
hàng Ozasa 36 m2 này sáng tạo ra bí quyết giá trị 300 triệu yên. Bí
quyết này là hai chữ: Chuyên chú. “Tóm lại, phải làm ra sản phẩm ngon
nhất”, Atsuko Inagaki nói.
Huy Hoàng
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét