Bạn băn
khoăn vì tuy không thiếu thốn gì nhưng con vẫn suy dinh dưỡng? Có thể bạn đã
mắc một số sai lầm như không cho con bú ngay sau đẻ, cho ăn dặm quá sớm, hoặc
nghĩ rằng nước hầm thịt xương rất bổ dưỡng...
Ảnh minh họa - nguồn internet
Mặc dù
đời sống người dân khá lên rất nhiều nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn rất cao
(hơn 1.4 số trẻ dưới 5 tuổi). Nguyên nhân có thể do các sai lầm sau:
Không
cho con bú sớm
6 tháng
đầu đời đặc biệt quan trọng đối, sẽ quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ
sau này. Trong giai đoạn này, sữa mẹ là thức ăn phù hợp nhất, đặc biệt là trong
3 ngày đầu sau khi sinh vì đó là nguồn sữa non (tên khoa học là colostrum) vô
cùng quý giá. Sữa non có màu vàng, hơi đặc hơn so với sữa thường, rất giàu chất
đạm, vitamin A (gấp 6 lần so với sữa mẹ sau này) và đặc biệt là các kháng thể
tự nhiên, nhằm làm tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.
Thế
nhưng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, cứ 4 bà mẹ thì có một người chưa cho
con bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh như khuyến cáo của ngành y tế. Đây
là một thiệt thòi lớn cho bé.
Hiện sữa
non đã được một số hãng sữa cao cấp bổ sung vào sữa công thức cho trẻ em. Những
trẻ không có điều kiện bú mẹ hoàn toàn hoặc phải ngừng bú sớm, bạn nên tìm
thành phần colostrum trên nhãn sữa bột. Tuy nhiên, phương châm vẫn là: Không gì
quý bằng sữa mẹ.
Cho ăn
dặm quá sớm
Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm ăn dặm hợp lý là vào tháng thứ
6. Thế nhưng ở Việt Nam, 3/4 số trẻ em được cho ăn dặm từ tháng thứ tư, thậm
chí có những trẻ từ tháng thứ hai, thứ ba đã được ăn bổ sung. Những trẻ này
không tận dụng được nguồn sữa mẹ, lại dễ bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa chưa
đủ hoàn thiện để "xử lý" những thức ăn khác, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Cho ăn
quá "thanh đạm"
Nhiều bà
mẹ chỉ dùng nước rau quấy bột, không dùng xác rau sợ dạ dày trẻ không tiêu hóa
được. Thực ra, tiền sinh tố A chỉ có trong lá rau, đậu. Tương tự, một số bà mẹ
vẫn cho rằng nước luộc thịt, nước hầm xương là đủ dinh dưỡng, không cần cho ăn
cái, trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm.
Kỳ thị
với chất béo, nhiều bà mẹ không thêm dầu mỡ vào bát bột của con, làm thiếu hụt
dinh dưỡng. Có người cũng bắt trẻ kiêng cá, tôm, trứng vì sợ dị ứng. Điều này
dễ gây chán ăn, tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.
Cho trẻ
ăn như người lớn
Trẻ ngoài
một tuổi, nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, có thể ăn theo bữa ăn của mọi
người trong gia đình. Thực ra, khi 1-3 tuổi, trẻ cần ăn 4-5 bát cháo đặc hoặc
cơm nát mỗi ngày. Vì thế, ngoài 3 bữa ăn cùng gia đình, bạn cần cho bé ăn thêm
2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối...
Và ở
tuổi này, trẻ vẫn cần được ăn sữa. Sau khi bé đến tuổi cai sữa, bạn nên cho bé
dùng các loại sữa có bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu và nguồn kháng thể tự
nhiên như DHA, omega, canxi, colostrum, FOS...
BS Bùi Hoàng Ngân, BV Bạch Mai
Việt Báo (Theo_VnExpress )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét