Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Chiếc bình tầm thường của Trung Quốc trở thành báu vật ở Nhật

Câu chuyện về Chigusa là một câu chuyện đáng nhớ về một chiếc bình tầm thường của Trung Quốc trở thành một trong những hiện vật được tôn kính nhất của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.


Bình trà Chigusa, một biểu tượng trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.
Từ ngày 22/2 đến 27/7 tại Triển lãm Arthur M. Sackler, chương trình "Chigusa và Trà đạo" sẽ giới thiệu với người xem hiện vật nổi tiếng này qua con mắt của các nghệ sĩ trà đạo thế kỉ 16. Chigusa ban đầu là một trong vô vàn các món đồ sứ được chế tạo ở phía Nam Trung Quốc vào thế kỉ 13-14 và được đưa tới Nhật làm vật đựng đồ. Tuy vậy, khi tới Nhật Bản, nó được dùng làm chiếc bình đựng lá trà, và sau nhiều năm nó trở thành một món đồ cổ rất được yêu thích. Việc được đặt tên riêng - Chigusa (có nghĩa là “nghìn ngọn cỏ”) - là dấu hiệu cho thấy sự kính trọng đặc biệt của người Nhật dành cho chiếc bình này.
Trong thế kỉ 16, trà đạo là một nét văn hóa tao nhã và đầy thẩm mỹ của Nhật Bản. Những người sành sỏi về trà đã nâng cao vai trò của những hiện vật nổi tiếng (meibutsu) qua việc đặt tên, trang trí và nghiên cứu chúng. Các ghi chép của họ cho biết những điều liên quan tới Chigusa như mô tả về hình dáng, đặc tính cũng như những phụ kiện đi kèm với nó. Điều này cho phép các học giả hiện đại hiểu thêm về chiếc bình qua con mắt của những người thế kỉ 16.


Bình gốm Chigusa có xuất xứ từ Quảng Đông thuộc triều đại nhà Nguyên, khoảng từ giữa thế kỉ 13 đến giữa thế kỉ 14.
Ở buổi triển lãm, Chigusa được trưng bày cùng những hiện vật quý giá khác như các bức thư tháp của Trung Quốc, chén trà của người Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như các hiện vật của Nhật Bản được sử dụng trong trà đạo. Để có thể tái hiện cảm giác của một buổi trà đạo thế kỉ 16, một phần không gian triển lãm cũng được dùng để dựng một phòng trà với đầy đủ các đồ vật đi kèm.
"Người thưởng thức trà nhìn vào Chigusa và thấy được vẻ đẹp ngay cả trong các nhược điểm của nó, biến nó từ một bình đựng trà đơn giản thành một tuyệt tác chúng ta biết ngày nay", nhà nghiên cứu gốm sứ Louise Allison Cort cho biết. "Khả năng trân trọng những khuyết điểm trên các đồ vật do con người chế tạo chính là một trong những đóng góp lớn của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản với thế giới".





Triễn lãm cũng trưng bày nhiều hiện vật quý giá khác sử dụng trong trà đạo.
Các tài liệu và hiện vật xung quanh Chigusa cho thấy một giai đoạn lịch sử hấp dẫn. Rất hiếm chiếc bình nào với các tài liệu đầy đủ như vậy được tìm thấy ở Nhật hay bất cứ nơi đâu. Các dấu vết ở đáy bình được cho là chữ kí của người sở hữu nó, từ thế kỉ 15 đến 16.
Để trưng bày trong phòng trà, Chigusa được gắn các phụ kiện cao cấp của những người sở hữu nó. Có thể kể tới miếng vải che miệng bình bằng lụa thêu vàng, một chiếc túi đựng bằng lụa xanh da trời hay các dải lụa xanh dương để buộc vào bình. Tại triển lãm người xem sẽ được trải nghiệm một buổi thưởng trà, bao gồm cả việc chuẩn bị loại trà xanh làm từ lá có thể đã được đựng trong Chigusa. Các chương trình khác bao gồm buổi thảo luận với các nhà nghiên cứu về Chigusa như Oksa Yoshiko và Andrew M. Watsky.




Các tài liệu và hiện vật xung quanh bình trà Chigusa cho thấy một giai đoạn lịch sử hấp dẫn.
Sau buổi ra mắt ở Washington, D.C., Chigusa sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật của ĐH Princeton vào mùa thu năm nay. Theo giáo sư Watsky (khoa Lịch sử Nghệ thuật Nhật Bản, ĐH Princeton): "Chigusa là một hiện vật rất hiếm. Nó cho chúng ta một cái nhìn sâu về vệc người Nhật Bản nhìn nhận, suy ngẫm và đánh giá về các đồ vật thời đó. Chúng tôi rất may mắn khi được tham gia vào việc nghiên cứu và chiêm ngưỡng chiếc bình gốm cổ này."

Theo Dantri

CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa lai tạo thành công giống gà đẻ ra thuốc chữa bệnh

Cách người Nhật dạy trẻ vượt bằng được mọi khó khăn

Cận cảnh cuộc sống bình dị ở Nhật Bản thế kỷ 19

Cửa hàng nhỏ ở Nhật chỉ bán 2 loại bánh, doanh thu 64 tỷ

Chậu hoa làm từ tiền giấy

Chen ngang hàng, ép người khác uống rượu ở Nhật Bản bị xử phạt thế nào

Chiếc bình tầm thường của Trung Quốc trở thành báu vật ở Nhật

Chúng ta đổi cách ăn chơi từ các phát minh của Nhật

Chuyện hậu trường cảm động chưa từng kể của bộ phim Oshin

Chuyện tình cổ tích của Nhà Vua Nhật Bản phá bỏ quy tắc Hoàng gia để kết hôn với cô gái thường dân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive