Càng lo
lắng cho con, bạn càng nên dạy con những kỹ năng tối thiểu để giữ mình an toàn
một cách thông minh và khoa học. Bởi sớm hay muộn, trẻ rồi sẽ không còn trong
vòng tay bao bọc của cha mẹ nữa.
Bé lên
ba
Tuổi
này, chúng ta nên bắt đầu dạy trẻ những luật lệ an toàn đơn giản, ví dụ như
không được đi với người lạ, thậm chí là không đi với trẻ khác nếu chưa hỏi bố
mẹ.
Trẻ đã
bắt đầu biết nhận thức và ghi nhớ, bạn hãy dạy con nhớ tên đầy đủ của bé, địa
chỉ, số điện thoại (có thể bé chưa nhớ được cho đến khi lên năm hoặc sáu tuổi).
Dạy bé
cách qua đường an toàn, hỏi đường, cùng bé thực hành các tình huống đó. Chỉ cho
bé chỗ chơi an toàn và cả những nơi nguy hiểm như sông, ao hồ hay những con phố
đông, giải thích tại sao lại nguy hiểm và nhắc bé tránh.
Nên dạy
con cả cách hỏi và tìm sự giúp đỡ từ người khác dưới hình thức trò chơi, như
thế trẻ sẽ không sợ sệt khi gặp những tình huống tương tự.
Lứa tuổi
nhỏ
Tính
hiếu động của bé lúc này là mối nguy hại hàng đầu. Chúng ta nên xem xét đến
việc giữ trẻ bằng một đoạn dây hay những vật dụng mà trẻ khó có thể tháo được
phòng trẻ thất lạc.
Phòng
trẻ lạc
Chỉ cho
bé một chỗ an toàn để bé có thể đến nếu lạc mất cha mẹ. Ví dụ chỗ thanh toán
tiền trong siêu thị hay quầy tiếp tân.
Cho bé
biết ai là người bé có thể nhờ giúp đỡ khi không thấy cha mẹ (nhân viên cửa
hàng, bảo vệ, công an, cảnh sát…). Xem xét nhưng nơi an toàn trên đường cùng đi
với con, những nơi trẻ chú ý hay dễ nhớ và lấy đó làm điểm hẹn trong trường hợp
bé bị lạc.
Giải
thích cho bé rằng nếu cảm thấy sợ hãi hay không an toàn, bé có thể kêu réo hoặc
thậm chí đá và chạy trong trường hợp gặp kẻ xấu.
Cách
tiếp cận an toàn
Hầu hết
các chuyên gia đồng ý rằng không nên cấm trẻ nói chuyện với người lạ. Bởi điều
đó khiến trẻ sợ hãi, ác cảm với thế giới bên ngoài, sợ người xung quanh, dẫn
tới việc có thể làm đau người khác (đánh, đấm, cấu).
Nếu
không nói với người lạ, bé không thể tìm được sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
Đồng thời bé mất đi cơ hội làm quen với những người bạn khác hay những người
tốt.
Khi trẻ
lớn hơn
Bạn
không nhất thiết phải cấm hầu hết các mong muốn của trẻ, hãy để trẻ độc lập và
tự do khám phá.
Giúp trẻ
nhận ra tình huống nào là nguy hiểm. Chơi trò “Phải làm gì khi lo lắng hay nguy
hiểm”. Ví dụ: Nếu con ở trong một cửa hàng, bi lạc đường và không tìm thấy bố
mẹ thì con nên làm gì?”, hay: Nếu người lạ rủ con lên xe của người ta và nói
“mẹ cháu bảo thế” thì phải làm sao?. Hãy can thiệp vào những suy nghĩ của con
và nhắc lại các ý tưởng để trẻ dễ nhớ.
Tuổi
teen
Các
chứng cứ cho thấy, người trẻ tuổi càng tự tin bao nhiêu thì càng ít gặp rắc rối
bấy nhiêu. Bạn hãy:
- Động
viên con kiên cường, quả cảm và độc lập.
- Để con
thử một số tình huống nguy hiểm (mà bạn có thể kiểm soát được).
- Cho
con vui chơi và đùa nghịch với trẻ khác nhiều hơn. Đừng ngăn cấm hay giám sát
con quá chặt.
- Động
viên trẻ giao tiếp, cùng làm việc với các bạn đồng lứa.
- Một số
trẻ ngại thử làm những việc mới, hãy tập cho trẻ ý nghĩ “mình có thể làm được”.
Sid
Theo BBC
Việt Báo (Theo_ Dân trí )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét