Có một
ngôi làng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, vẫn giữ vẹn nguyên kiến trúc nguyên
bản của dân tộc Bahnar. Đó là làng Kon Sơ Lăl ở xã Hà Tây huyện Chư Pah (Gia
Lai). Hiện nay ngôi làng chỉ còn người già sinh sống và đang dần bị quên
lãng...
Ngôi
nhà rông vẫn đứng vững với thời gian
Vượt qua
một con dốc đất đỏ, ngôi làng Kon Sơ Lăl với kiến trúc “làng tròn” truyền thống
của người Bahna nằm trên một quả đồi bằng phẳng. Nhìn từ xa ngôi nhà rông màu
xám nhọn hoắt đâm thẳng lên bầu trời trong xanh, bao quanh là hơn 50 ngôi nhà
sàn lúp nhúp như những cây nấm mọc thành đám sau trận mưa rào.
Trong
làng chỉ còn những người già ở lại canh giữ
Lại gần,
ngôi nhà rông to rộng, được xây đựng từ những cây gỗ trắc quý hiếm to bằng vòng
tay của một người ôm, anh Piên (người dân tộc Bahnar vùng này chỉ có tên, không
có họ) - phó chủ tịch UBND xã Hà Tây phải thốt lên rằng: “Đây là ngôi nhà rông
lớn nhất của xã Hà Tây này, được làm hoàn toàn thủ công và không dùng bất cứ
một cây đinh nào”.
Bên
vò rượu cần, những người canh giữ ngôi làng cùng “hoài niệm” về một thời xa
vắng
Ngôi nhà
rông được những trai tráng trong làng lên rừng chọn những cây gỗ trắc tốt chặt
mang về dựng từ năm 1988. Bên trong ngôi nhà rông là hàng dài gồm những cây gỗ
trắc to lớn được liên kết với nhau được bằng những mấu chốt, và dây mây rừng.
Trước của nhà rông là chiếc cầu thang được đẽo bằng thân cây gỗ, tuy khá cũ
những vẫn còn chắc chắn,tựa vào cầu thang hai bên là hai bức tượng nhà mồ được
đẽo một cách tinh xảo, đặt uy nghiêm.
Những
cây khế, me trĩu quả không có người hái
Bao quanh
ngôi nhà rông là những ngôi nhà sàn vách đất đỏ trộn rơm khô dài cả 10cm, mái
được lợp bằng tranh dày cả gang tay. Ngay đối diện với ngôi nhà rông là ngôi
nhà sàn thờ chung của cả làng, ngôi nhà được thiết kế với những họa tiết hoa
băn độc đáo trên các xà, hoành, ngay cả phần “ban công” cũng được thiết kế cầu
kỳ với kiểu hàng rào chắn hình những bong được làm bằng gỗ.
Vách
nhà được làm từ đất trộn rơm khô vẫn đỏ tươi
Trước cửa
nhà rông là một khoảng đất trống mà theo lời anh Piên thì đây là nơi từng tổ
chức lễ hội cho cả làng, ngày lễ mừng lúa mới hay những lễ hội cộng đồng của cả
làng đều tổ chức ở đây, “ngày ấy mỗi mùa lễ hội, các thiếu nữ từng múa những
điều xòe duyên dáng, còn các chàng trai đánh cồng chiên vang cả núi rừng”.
Lợn,
dê thoải mái nằm ngủ, kiếm ăn
Một ngôi
làng hoang sơ hầu như chưa có bất cứ sự “xâm lấn” nào của nền văn minh hiện
đại. Đâu đó trong các buổi chiều những người phụ nữ vẫn “tắm tiên” bên các gọt
nước giữa làng. Anh Piên cho biết: “Mấy năm trước, vì biết ngôi làng có nhiều
ngôi nhà làm bằng gỗ trắc quý, nên người kinh từ ngoài vào gạ chúng tôi đổi nhà
sàn này lấy nhà xây nhưng làng chúng tôi nhất quyết không chịu”.
Ngôi
nhà thờ chung của cả làng giờ bỏ hoang lạnh
Năm 2002
để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con người Bahnar làm ăn, sinh sống, tiếp cận
với đời sống văn hóa một cách dễ dàng hơn, chính quyền huyện đã hỗ trợ kinh phí
di dời toàn bộ làng Kon Sơ Lăl về gần trung tâm xã lập lên làng Kon Sơ Lăl mới,
với những ngôi nhà xây bằng gạch kiên cố, ngói đỏ khang trang.
Bên
trong ngôi nhà rông
Từ đó bỏ
lại ngôi làng Kon Sơ Lăl cũ này. Hầu như tất cả mọi người đã chuyển về ngôi
làng mới, chỉ còn một số cụ già như box Chil, box Chênh, box Hnink …lưu luyến
với nơi “chôn rau cắt rốn” không lỡ dời đi, nên tình nguyện ở lại chăm sóc và
canh giữ ngôi làng.
Ngồi quây
quần bên ghè rượu cần, các Box thay nhau kể về ngôi làng, về cuộc sống của
những người làng mình trước đây. Box Hnink dù đã hơn 70 tuổi những vẫn nhút
nhát khi có mặt người lạ , Box không kể mà chỉ ngồi nghe, cười, tới lượt thì
uống hết từng cang (dụng cụ đo rượu phải uống trong ghè).
Anh Piên
chia sẻ: “Thỉnh thoảnh mỗi lần nhớ làng, anh em tìm về đây, như để tìm về một
nơi thanh tịnh, tạm quên đi cuộc sống xô bồ bên ngoài, có hôm mải vui ngủ lại
nhà rông như thời còn trai trẻ”.
Theo
Dantri
0 nhận xét:
Đăng nhận xét