Cách
đây đúng 110 năm ngày 27/11/1895 Alfred NOBEL đã ký một bản di chúc dành phần
lớn tài sản của ông cho việc thành lập một giải thưởng mang tên ông.
Một
năm sau ngày 10/12/1896, Nobel qua đời. Bản di chúc bắt đầu có hiệu lực. Trong
dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nobel, trên báo KH và ĐS số ra ngày
31/12/1996, tôi đã có dịp giới thiệu phần di chúc chép tay của Nobel về giải
thưởng này.
Alfred Nobel
Tuy
nhiên đó chỉ là một phần của bản di chúc liên quan đến giải thưởng, còn bản di
chúc đầy đủ, lúc ấy chưa có điều kiện sưu tầm. Tháng 8 năm 2005 vừa qua, tôi có
dịp đến thăm Viện bảo tàng Nobel ở Stockholm (Thuỷ Điển) và đến thăm mộ của
Alfred Nobel. Trong dịp này tôi có được bản di chúc đầy đủ của Alfred Nobel và
những chi tiết liên quan đến bản di chúc này.
Một góc nhìn về Alfred Nobel
Đến
thăm mộ Alfred Nobel tôi thấy trên ngôi mộ có dựng một đài bia kỷ niệm hình
tháp, với hàng chữ vàng ở phần trên tháp có ghi ALFRED NOBEL 1932 - 1896.
Bên cạnh chân tháp phía bên phải có khắc tên cha mẹ ông. Cha ông là Immanuel Nobel, mẹ ông là Andrietta Ahlsell.
Năm 1842, khi Nobel mới chín tuổi, ông theo cha sang thủ đô nước Nga. Ở đấy cha ông mở xưởng sản xuất vũ khí cho Nga Sa Hoàng đánh nhau với liên quân Anh - Pháp. Do ảnh hưởng này, cậu bé Alfred yêu thích môn hoá học và học nói tiếng Nga. Sau khi nước Nga bị thua trận, gia đình Nobel trở về Thụy Điển.
Lúc 30 tuổi Nobel đã là kỹ sư hoá học giỏi, ông chú ý đến một phát minh có thể góp phần việc giải quyết vấn đề phá núi, đào kênh, làm đường... Đó là chất thuốc nổ Nitroglycerine. Chất này đã được phát minh từ năm 1846 nhưng rất nguy hiểm vì quá dễ nổ nên chưa có ứng dụng thuận lợi. Chất này khi nổ sẽ cho ra một lượng khí gấp 13 lần thuốc và làm các vật chất nổ phóng ra với tốc độ 7.500m trong một giây.
Ba năm sau nghiên cứu chất này, năm 1866 Nobel đã khống chế được nó và cho ra đời một thứ thuốc nổ an toàn có tên là Dynamite, mà ta phiên âm là cốt mìn. Là một người có đầu óc kinh doanh ông đã mở xưởng tại nhiều nước để sản xuất thứ thuốc nổ này. Trước sau ông có tới 300 bằng sáng chế có đăng ký bản quyền. Và từ các xưởng sản xuất tại nhiều nước, Nobel đã trở thành một nhà triệu phú thời bấy giờ với khối tài sản hơn 500 triệu USD.
Thế nhưng nếu cuộc đời phát minh sáng chế của ông thành công bao nhiêu thì ông lại bất hạnh bấy nhiêu trong cuộc sống tình cảm. Trong tự truyện viết khi ông 54 tuổi, ông có ghi: "Tôi không có được một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn bè được yêu thương, cũng không có kẻ thù để căm ghét"
Sự ra đời của giải thưởng
Năm 1876 khi đã 43 tuổi, Nobel vẫn là một người cô đơn. Ông cho đăng lên một tờ báo ở Viên, thủ đô nước Áo (nơi ông có xưởng sản xuất) một dòng tìm bạn: "Một người đàn ông đã nhiều tuổi, có học, giàu có, sống ở Pari, xin mời một phụ nữ trung niên biết vài ngoại ngữ làm thư ký kiêm quản gia."
Lúc ấy có một phụ nữ người Áo đến gặp ông, bà tuy là quý tộc nhưng gặp khó khăn về kinh tế nên phải làm gia sư để kiếm sống. Tiếc thay, sau khi tìm hiểu ông biết bà đã có người hứa hôn nên việc tìm một người bạn đời kiêm trợ lý là không thành.
Sau đó ông gặp một thiếu nữ Do Thái 20 tuổi tên là Sofia Gherx, một cô gái nghèo bán hoa ở Viên. Cô đã chấp nhận sang Pari với ông. Ở đây ông thuê cho cô một biệt thư có người phục vụ. Nhưng cô gái này ham ăn diện và không học được tiếng Pháp nên Nobel rất buồn. Sau hơn 10 năm quan hệ ông khuyên cô đi lấy chồng và về sau trong bản di chúc ông vẫn dành cho cô hưởng 1 phần trợ cấp là 6.000 Florins mỗi năm.
Khi tìm có bản gốc di chúc này từ Viện bảo tàng Nobel, tôi đã thấy đoạn di chúc có ghi ông đã trả trước cho ngân hàng ở Viên số tiền 150.000 Florins dành cho cô. Như vậy cô sẽ được tiếp tục hưởng khoản trợ cấp này trong suốt hơn 20 năm sau.
Bên cạnh bia mộ dưới tên cha mẹ của mình, Nobel có ghi tên người em trai là Emile Nobel bị chết trong một vụ nổ xưởng máy do chính sự bất cẩn của anh.
Có lẽ ông cảm thấy số tài sản lớn lao mà ông đã làm ra không chỉ do công sức trí tuệ hơn nửa thế kỷ lao động, mà còn mang xương máu của chính người thân của mình. Và có lẽ vì ông không có vợ con nên ông đã dành phần lớn khối tài sản của mình cho việc thành lập giải thưởng mang tên ông.
Giải thưởng NOBEL
Điều rắc rối của bản di chúc là Alfred Nobel không làm công chứng và không giao cho văn phòng luật sư. Đó là một bản di chúc chép tay gồm 4 trang vở giấy học trò. Chỉ có 4 người bạn làm chứng có tên và địa chỉ trong bản di chúc.
Cũng trong di chúc ông giao cho một người trợ lý, người giúp việc chí tình của ông là Ragnar Sohlman cùng với một người nữa được chỉ định thực hiện bản di chúc và ông cũng dành cho những người này một số tiền đáng kể cho việc thực hiện di chúc.
Ngày 10/12/1896, bản di chúc được mở ra làm ngỡ ngàng nhiều người thân vì họ tưởng họ sẽ được hưởng phần thừa kế nhiều hơn thế. Khối tài sản giá trị lớn lao này, sau khi thu thập lại tương đương với là 33.200.000 Coron tương đương với 1,4 tỷ Frăng (năm 1987). Ông dành tiền để làm năm giải thưởng mà các tài liệu khoa học khi công bố bản di chúc chỉ lấy câu đầu tiên và đoạn này để công bố. Sau đây là phần di chúc liên quan đến giải thưởng NOBEL:
Bên cạnh chân tháp phía bên phải có khắc tên cha mẹ ông. Cha ông là Immanuel Nobel, mẹ ông là Andrietta Ahlsell.
Năm 1842, khi Nobel mới chín tuổi, ông theo cha sang thủ đô nước Nga. Ở đấy cha ông mở xưởng sản xuất vũ khí cho Nga Sa Hoàng đánh nhau với liên quân Anh - Pháp. Do ảnh hưởng này, cậu bé Alfred yêu thích môn hoá học và học nói tiếng Nga. Sau khi nước Nga bị thua trận, gia đình Nobel trở về Thụy Điển.
Lúc 30 tuổi Nobel đã là kỹ sư hoá học giỏi, ông chú ý đến một phát minh có thể góp phần việc giải quyết vấn đề phá núi, đào kênh, làm đường... Đó là chất thuốc nổ Nitroglycerine. Chất này đã được phát minh từ năm 1846 nhưng rất nguy hiểm vì quá dễ nổ nên chưa có ứng dụng thuận lợi. Chất này khi nổ sẽ cho ra một lượng khí gấp 13 lần thuốc và làm các vật chất nổ phóng ra với tốc độ 7.500m trong một giây.
Ba năm sau nghiên cứu chất này, năm 1866 Nobel đã khống chế được nó và cho ra đời một thứ thuốc nổ an toàn có tên là Dynamite, mà ta phiên âm là cốt mìn. Là một người có đầu óc kinh doanh ông đã mở xưởng tại nhiều nước để sản xuất thứ thuốc nổ này. Trước sau ông có tới 300 bằng sáng chế có đăng ký bản quyền. Và từ các xưởng sản xuất tại nhiều nước, Nobel đã trở thành một nhà triệu phú thời bấy giờ với khối tài sản hơn 500 triệu USD.
Thế nhưng nếu cuộc đời phát minh sáng chế của ông thành công bao nhiêu thì ông lại bất hạnh bấy nhiêu trong cuộc sống tình cảm. Trong tự truyện viết khi ông 54 tuổi, ông có ghi: "Tôi không có được một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn bè được yêu thương, cũng không có kẻ thù để căm ghét"
Sự ra đời của giải thưởng
Năm 1876 khi đã 43 tuổi, Nobel vẫn là một người cô đơn. Ông cho đăng lên một tờ báo ở Viên, thủ đô nước Áo (nơi ông có xưởng sản xuất) một dòng tìm bạn: "Một người đàn ông đã nhiều tuổi, có học, giàu có, sống ở Pari, xin mời một phụ nữ trung niên biết vài ngoại ngữ làm thư ký kiêm quản gia."
Lúc ấy có một phụ nữ người Áo đến gặp ông, bà tuy là quý tộc nhưng gặp khó khăn về kinh tế nên phải làm gia sư để kiếm sống. Tiếc thay, sau khi tìm hiểu ông biết bà đã có người hứa hôn nên việc tìm một người bạn đời kiêm trợ lý là không thành.
Sau đó ông gặp một thiếu nữ Do Thái 20 tuổi tên là Sofia Gherx, một cô gái nghèo bán hoa ở Viên. Cô đã chấp nhận sang Pari với ông. Ở đây ông thuê cho cô một biệt thư có người phục vụ. Nhưng cô gái này ham ăn diện và không học được tiếng Pháp nên Nobel rất buồn. Sau hơn 10 năm quan hệ ông khuyên cô đi lấy chồng và về sau trong bản di chúc ông vẫn dành cho cô hưởng 1 phần trợ cấp là 6.000 Florins mỗi năm.
Khi tìm có bản gốc di chúc này từ Viện bảo tàng Nobel, tôi đã thấy đoạn di chúc có ghi ông đã trả trước cho ngân hàng ở Viên số tiền 150.000 Florins dành cho cô. Như vậy cô sẽ được tiếp tục hưởng khoản trợ cấp này trong suốt hơn 20 năm sau.
Bên cạnh bia mộ dưới tên cha mẹ của mình, Nobel có ghi tên người em trai là Emile Nobel bị chết trong một vụ nổ xưởng máy do chính sự bất cẩn của anh.
Có lẽ ông cảm thấy số tài sản lớn lao mà ông đã làm ra không chỉ do công sức trí tuệ hơn nửa thế kỷ lao động, mà còn mang xương máu của chính người thân của mình. Và có lẽ vì ông không có vợ con nên ông đã dành phần lớn khối tài sản của mình cho việc thành lập giải thưởng mang tên ông.
Giải thưởng NOBEL
Điều rắc rối của bản di chúc là Alfred Nobel không làm công chứng và không giao cho văn phòng luật sư. Đó là một bản di chúc chép tay gồm 4 trang vở giấy học trò. Chỉ có 4 người bạn làm chứng có tên và địa chỉ trong bản di chúc.
Cũng trong di chúc ông giao cho một người trợ lý, người giúp việc chí tình của ông là Ragnar Sohlman cùng với một người nữa được chỉ định thực hiện bản di chúc và ông cũng dành cho những người này một số tiền đáng kể cho việc thực hiện di chúc.
Ngày 10/12/1896, bản di chúc được mở ra làm ngỡ ngàng nhiều người thân vì họ tưởng họ sẽ được hưởng phần thừa kế nhiều hơn thế. Khối tài sản giá trị lớn lao này, sau khi thu thập lại tương đương với là 33.200.000 Coron tương đương với 1,4 tỷ Frăng (năm 1987). Ông dành tiền để làm năm giải thưởng mà các tài liệu khoa học khi công bố bản di chúc chỉ lấy câu đầu tiên và đoạn này để công bố. Sau đây là phần di chúc liên quan đến giải thưởng NOBEL:
Tôi người ký tên dưới đây, Alfred
Bernhard Nobel tuyên bố về sự cân nhắc kỹ lưỡng ý nguyện của tôi về vấn đề
tài sản khi tôi qua đời như sau:
Số tiền chuyển đổi từ tài sản của tôi sẽ được thực hiện theo cách sau đây: Phần lớn số tiền đó sẽ do những người thực hiện di chúc của tôi đầu tư một cách an toàn nhất và sẽ trở thành một vốn mà mà lợi tức hàng năm sẽ được sử dụng để làm thành các giải thưởng dành cho những ai trong năm trước đó có những công hiến lớn nhất cho lợi ích của nhân loại. Lợi tức đó sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và được phân phối theo cách sau: - Một phần sẽ tặng cho người có khám phá hoặc cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực Vật lý. - Một phần sẽ dành cho người có khám phá hay cải tiến đặc sắc nhất về hoá học; - Một phần sẽ dành cho người có khám phá quan trọng nhất trong sinh lý học và y học. - Một phần sẽ dành cho người có tác phẩm có ý nghĩa nhất về mặt lý tưởng trong lĩnh vực văn học. Và phần sau cùng sẽ dành cho người có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, cho sự huỷ bỏ hoặc giảm bớt các quân đội thường trực, cho sự tập hợp và tổ chức các Hội nghị Hoà bình. Các giải về Vật lý và Hoá học sẽ do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng. Các giải Sinh học và Y học do Viện Caroline ở Stockholm trao tặng, và các giải thưởng về Hoà bình sẽ do một Uỷ ban gồm năm thành viên do Nghị viện Na Uy đề cử. Điều mong ước khẩn thiết của tôi là sẽ không có một sự phân biệt nào về quốc tịch trong việc trao giải, và người xứng đánh nhất để nhận giải có thể có hay không nguồn gốc Bắc Âu. Paris, ngày 27 tháng 11 năm 1895. Alfred Nobel |
Giải thưởng NOBEL được trao bắt đầu từ năm 1901. Cho tới nay đã có hơn 750 giải thưởng NOBEL đã được trao cho các nhà khoa học, nhà văn những người hoạt động hoà bình cho thế giới. Những người được giải không những là một vinh dự cho cá nhân mà còn mang lại vinh quang cho tổ quốc của mình. Đây là giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học của nhân loại.
Nguyễn
Phúc Giác Hải
Theo
VietNamNet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét