Khi mang thai sẽ rất nguy hiểm nếu như mức huyết áp của bạn bị
hạ, hoặc không duy trì ổn định.
Nếu nhẹ thì sẽ bị hoa mắt, chóng mặt. Còn nếu như ở mức độ nặng,
có thể gây chấn động thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.
Vậy nên huyết áp thấp khi mang thai rất nguy
hiểm nếu không được theo dõi và duy trì. Khi bị hạ huyết áp thai phụ sẽ bị mất nước,
khiến lượng nước trong cơ thể bà mẹ không được bổ sung kịp thời, và làm chậm
quá trình lưu thông máu lên bào thai.
1. Nguyên nhân và cách phòng chống huyết áp thấp khi mang thai
– Nguyên nhân:
+ Do thời tiết nóng bức
+ Do bị mất nước
+ Do thay đổi tư thế đột ngột
+ Do phải đứng lâu ở cùng một tư thế
– Phòng chống huyết áp thấp khi mang thai
+ Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
+ Nếu bị chóng mặt, nên ngồi xuống nghỉ ngơi cho đến khi khá hơn
+ Ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ
+ Nên nằm nghiêng thây vì nằm ngửa
+ Tránh căng thẳng
+ Tránh thay đổi tư thế đột ngột
+ Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
+ Dự trữ đồ ăn vặt bên cạnh
2. Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bị huyết áp thấp
– Nên ăn gì?
+ Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt, tôm, cá, sữa,…
+ Ăn thêm bữa phụ để đủ dinh dưỡng tránh bị hạ đường huyết
– Kiêng ăn gì?
+ Cà chua
+ Táo mèo
+ Hạt dẻ
+ Dưa chuột
+ Sữa ong chúa
Ngoài ra, huyết áp thấp còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
suy nhược cơ thể sau sinh
3.Huyết áp thấp làm suy nhược cơ thể sau sinh
– Khi mang thai, thì toàn bộ năng lượng cùng chất dinh
dưỡng trong cơ thể thai nhị sẽ dùng để nuôi thai. Trong lúc chuyển dạ, người mẹ
sẽ mất rất nhiều năng lượng, cho việc sinh con. Và sau khi sinh xong, họ lại
tiếp tục phải tích lũy dinh dưỡng để có sữa cho con bú.
– Theo quan y học phương Đông, triệu chứng suy nhược cơ thể này
gây ra do sau khi sinh tân dịch giảm sút, khí huyết xấu, mà cơ thể lại không
thể bổ sung kịp thời nên gây huyết hư hỏa động.
– Theo thống kê thì thực tế không thiếu các trường hợp sau sinh
hay gặp các vấn đề như: đau bụng sau sinh, táo bón, huyết hôi ra nhiều, phát
sốt, ít sữa, hay bị chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, tinh thần u uất,…
– Các đối tượng có nguy cơ bị suy nhược cơ thể sau sinh là:
+ Phụ nữ huyết áp thấp, mắc bệnh thiếu máu sẽ rất dễ bị suy
nhược cơ thể sau sinh.
+ Các sản phụ có thể chất yếu ớt, hoặc không bổ sung đầy đủ
dưỡng chất cần thiết, hay những phụ nữ phải lao động nhiều, mà ít lại không
nghỉ ngơi khi mang thai.
+ Nếu việc ăn uống nghỉ ngơi, kiêng khem sau sinh mà không tốt,
hoặc bản thân vốn sẵn đã có bệnh nội khoa, thì sau khi sinh không tự phục hồi
được, lâu ngày dẫn đến khí hư, và huyết hư, dẫn đến âm hư, dương hư, hoặc âm
dương lưỡng hư.
+ Đặc biệt triệu chứng này còn hay gặp ở những phụ sản có hệ
thần kinh không khỏe mạnh, những người đang bị mắc chứng rối loạn lo âu, hay
gặp căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, những người trầm cảm, suy nhược thần
kinh…
– Chăm sóc cơ thể sau sinh:
+ Việc chăm sóc sức khỏe sản phụ sau sinh rất quan trọng, bởi nó
không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn cả sức khỏe của em bé nữa.
+ Vậy nên, sau khi sinh con, sản phụ cần có một chế độ chăm sóc
đặc biệt, để có thể nhanh phục hồi sức khỏe, cho con phát triển tốt nhất.
+ sản phụ nên ăn nhiều loại thức ăn từ sữa, cung cấp đầy đủ
dưỡng chất
+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tăng cường chất xơ giúp
phòng tránh táo bón, nhất là mẹ đang cho con bú.
+ Đối với bà mẹ mà có những triệu chứng trầm cảm sau sinh, cần
tránh xa những suy nghĩ tiêu cực.. tránh việc gây suy nhược cơ thể, tạo tiền đề
cho chứng trầm cảm phát triển ngày một nặng hơn.
+ Sản phụ cần tránh vận động nhiều, nên nghỉ ngơi ít nhất là 6
tuần sau sinh, do đó, sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ và đứa
trẻ, vì chúng bú trực tiếp sữa mẹ.
+ Tập yoga, hoặc những bài thể dục nhẹ nhàng, để làm co khít cơ
niệu đạo, co cơ âm đạo, và tránh bị són tiểu sau này.
+Nếu trường hợp mẹ bị táo bón, bạn nên chườm nước nóng, hay tắm
nước nóng sau đó massage vùng bụng.
+ Việc vệ sinh sau khi sinh cũng cực quan trọng, bạn nên rửa
vùng sinh dục 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm đã đun sôi, không nên rửa
sâu vào âm đạo.
+ Một tuần sau đẻ, bạn có thể tắm nước ấm cho sạch sẽ, tuy nhiên
không ngâm mình trong nước. Phải tắm trong buồng tắm kín gió, để tránh cảm
lạnh.
+ Sau khi sinh cần kiêng gió, kiêng lạnh, kiêng không ăn các
chất sống lạnh, và các chất khó tiêu, hay các thức ăn lạ.
+ Tránh xa cà phê và bia, rượu, thuốc lá, hoặc các đồ uống có
cồn vì chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cả bà mẹ và đứa bé.
+ Đặc biệt nên kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau
sinh.
Theo dieuhoahuyetap
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét