Nếu bị mất ngủ, bạn có thể dùng khoảng nửa cân nhân trần và một
ít hoa nhài để làm một cái gối. Còn nếu bị váng đầu, chiếc gối được làm từ một
cân lá dâu và kinh giới sẽ có ích cho bạn.
Cho thuốc vào trong gối để gối đầu là một cách phòng chữa bệnh
độc đáo của Đông y. Ưu điểm của nó là: Dễ, nhiều, tốt, rẻ.
Tác dụng của gối thuốc được phát huy với bệnh ở phần đầu - cổ - vai là chính. Nhưng nó vẫn tác động lên toàn thân vì cơ thể là một thể thống nhất, và tạo điều kiện cải thiện sức khỏe trong việc điều trị bệnh của các chức phận khác. Bệnh nào gối ấy. Gối thuốc thường được dùng chữa mất ngủ. Nhược điểm là công hiệu chữa bệnh chậm, phải kéo dài nên cần phối hợp với nhiều phương pháp.
Tác dụng của gối thuốc được phát huy với bệnh ở phần đầu - cổ - vai là chính. Nhưng nó vẫn tác động lên toàn thân vì cơ thể là một thể thống nhất, và tạo điều kiện cải thiện sức khỏe trong việc điều trị bệnh của các chức phận khác. Bệnh nào gối ấy. Gối thuốc thường được dùng chữa mất ngủ. Nhược điểm là công hiệu chữa bệnh chậm, phải kéo dài nên cần phối hợp với nhiều phương pháp.
Dược liệu cho vào gối
Nói chung đó là loại có tinh dầu thơm. Khi gối đầu, ta làm ấm
nóng gối để bốc tinh dầu thơm đó, cho tác dụng dược lý theo yêu cầu chữa bệnh.
Thuốc tác dụng cả khi ta thức và ngủ. Yêu cầu dược liệu phải mới chế biến, khô
sạch, cỡ nhỏ hoặc tán bột cho gối được êm.
Thuốc phải được kiểm tra thường xuyên từ bên ngoài hoặc trong,
đảm bảo tơi xốp, không bị ẩm mốc, vón cục và vẫn còn mùi thơm. Nếu có tình
trạng giảm chất lượng thì phải thay thuốc mới. Về mùa mưa lạnh, ẩm thấp, gối
thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên cần làm khô ấm lên bằng cách hằng ngày
hong nơi khô gió, nếu cần thì sấy. Trước khi gối, nên vỗ đập nhẹ cho gối xốp
mềm.
Thuốc cho vào ruột gối có phéc-mơ-tuya kéo kín (nếu khâu kín sẽ trở ngại khi cần thay thuốc) rồi cho vào áo gối. Ruột và áo gối phải là loại vải bông mỏng thưa để thoáng. Không dùng loại nylon kín bí. Gối thường có khối hình chữ nhật dài khoảng 40 cm và rộng từ 20 cm trở lên, chiều cao khoảng 10-15 cm. Nếu nằm nghiêng sang một bên thì chiều cao của vai là chiều cao của gối.
Thuốc cho vào ruột gối có phéc-mơ-tuya kéo kín (nếu khâu kín sẽ trở ngại khi cần thay thuốc) rồi cho vào áo gối. Ruột và áo gối phải là loại vải bông mỏng thưa để thoáng. Không dùng loại nylon kín bí. Gối thường có khối hình chữ nhật dài khoảng 40 cm và rộng từ 20 cm trở lên, chiều cao khoảng 10-15 cm. Nếu nằm nghiêng sang một bên thì chiều cao của vai là chiều cao của gối.
Vỏ gối nên luôn giữ sạch sẽ, thường xuyên ngâm giặt.
Một số loại gối thuốc thông dụng
Gối thảo quyết minh (1.500 g) chữa khó ngủ.
Gối ngô thù du chữa các chứng do bị lạnh, dẫn đến đau đầu, đau
cổ vai gáy, thần kinh mặt. Trước khi gối phải hơ nóng.
Gối đăng tâm (bấc đèn dầu lạc) chữa mất ngủ, luôn bồn chồn lo
lắng không yên. Có thể phối hợp thêm đạm trúc diệp, hoa cúc để làm thành
"gối thiên miên", chữa mất ngủ rất hiệu nghiệm.
Gối thạch xương bồ giúp an thần, trừ đàm, dùng cho người mất
ngủ, hay quên, chóng mặt, mộng mị, tức ngực.
Gối bã chè trừ phiền, chữa suy nhược thần kinh.
Một số người mẫn cảm khi dùng gối thuốc bị ngứa, nổi mẩn vai
gáy… hoặc khó ngủ hơn. Khi đó nên ngừng dùng gối thuốc, hoặc thay dược liệu
khác thích hợp hơn, dịu hơn. Thường gối vỏ đậu xanh hay vỏ đậu đen (thanh
nhiệt, dùng cho người hay bốc hỏa) là an toàn hơn cả. Chú ý đãi sạch vỏ, chỉ
lấy vỏ chứ không lấy phần cám dưới vỏ).
Để phát huy tác dụng của gối thuốc, nên chọn kích cỡ thích hợp
từng người (tuổi, tư thế quen nằm), kiểu dáng gối theo thị hiếu (kiểu cách, màu
sắc, hoa văn), nên chọn loại mềm dịu. Không dùng gối to, cao quá, thêu dày, màu
chói.
(Theo Sức Khỏe
& Đời Sống)
(Theo_VnExpress
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét