Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ
của đồng tiền. Tuy nhiên thứ họ muốn dành cho thế hệ sau của mình chính là trí
tuệ tài chính, thứ sẽ giúp đứa trẻ sống độc lập.
Xã
hội hiện đại đòi hỏi một người muốn thành công cần các loại kỹ năng sinh tồn
như kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý…Theo người Do
Thái, nguyên tắc có làm có hưởng sẽ rèn luyện kỹ năng sinh tồn của trẻ, nhất là
kỹ năng quản lý tài sản, trước giờ họ không coi kiếm tiền là một nhu cầu phải
đợi đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu vun bồi. Giống như quan niệm "dạy
con từ thủa còn thơ", họ luôn cho rằng "quản lý tài sản từ nhỏ"
mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.
Từ 3 tuổi trẻ em đã được dạy về tiền
Thực
tế người Do Thái không chỉ để lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất
và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình, những thứ đó còn giá trị hơn tiền
bạc. Và thứ giá trị ấy không đến từ sự kế thừa mà đến từ phương pháp giáo dục,
cụ thể là những kỹ năng quản lý tài sản từ thủa nhỏ được người Do Thái nắm bắt
và vận dụng.
Họ bắt đầu triển khai các bài học quản lý tài sản gia đình từ khi
trẻ ba hoặc bốn tuổi, đó dường nhưu đã thành thông lệ của cả dân tộc.
3
tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.
4
tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.
5
tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.
6
tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý
thức quản lý tài sản.
7
tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả
năng mua hàng hay không.
8
tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.
9
tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua
bán.
10
tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những
khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt
11
tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi.
12
tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết
kiệm.
Từ
12 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng
với những người trưởng thành trong xã hội.
Khi
con cái bước vào năm cuối cấp 1, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài
khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một khoản tiền, con số có thể coi là tiền
lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con
không phải để con thả sức tiêu tiền, cũng không phải họ quá nuông chiều con hay
đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà mục tiêu lớn hơn là quản lý tài sản.
Mỗi
khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng, phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho
chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu sắp tới con muốn có được thứ giá trị
hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ
mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng của việc chi tiêu qua đà, biết chịu
trách nhiệm trước hành động chi tiêu của mình.
Cho con biết ‘mùi tiền’ sớm đúng hay sai?
Rất nhiều phụ huynh
Việt Nam lo con tiêu tiền lung tung nên tước đợt cơ hội cầm tiền của con. Ví
dụ, con cần mua thứ gì đều phải xin bố mẹ, ngay cả tiền mừng tuổi phụ huynh
cũng giữ hết. Phụ huynh Do Thái cho rằng, cách làm tai hại như vậy sẽ khiến trẻ
có thói quan xin tiền cha mẹ, đến khi có tiền chúng sẽ mau chóng tiêu hết sạch,
thiếu ý thức lập kế hoạch chi tiêu.
Sáng
suốt hơn, các gia đình Do Thái còn cho thanh thiếu niên bắt chước cha mẹ quản
lý tài khoản ngân hàng để giúp con em mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống
tương lai. Khi con cái được khoảng 12 tuổi, phụ huynh thường mở sổ tay chi
tiêu, thông báo cho các thành viên tình hình chi tiêu trong gia đình, giúp con
cái hiểu chúng cần phải quản lý tài chính gia đình như thế nào.
Ngoài
việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ 8,9 tuổi, phụ huynh Do Thái còn
khuyến khích con lao động kiếm tiền tiêu vặt như làm việc nhà, giúp việc tại
cửa hàng tạp hóa, dọn vệ sinh, kinh doanh,… Bạn có thể biết đến nhiều vị tỷ phú
Do Thái như George Soros, Warren Buffett. Họ thành công cũng một phần do được
thừa hưởng kỹ năng quản lý tài sản ngay từ thủa nhỏ.
Nhưng
có thể bạn sẽ phản đối vì cho rằng nên cho con ít va chạm với đồng tiền thì tốt
hơn, tiêu tiền, kiếm tiền là chuyện sau này đi làm. Đúng là dạy con không coi
trọng tiền bạc là một phẩm chất đạo đức tốt, nhưng phẩm chất này cũng không hề
mâu thuẫn với việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản. Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ của
đồng tiền. Tuy nhiên
thứ họ muốn dành cho thế hệ sau của mình chính là trí tuệ tài chính, thứ sẽ
giúp đứa trẻ sống độc lập.
Phương
pháp giáo dục quản lý tài sản của người Do Thái tóm lại chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận biết tiền
Khi
còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy chúng phân biệt tiền xu,
tiền giấy, hiểu tiền có thể mua bất cứ thứ gì chúng muốn, tiền ở đâu mà có. Sau
khái niệm và hứng thú sơ bộ với tiền bạc, họ đi sâu vào quản lý tài sản dùng
tiền đổi vật.
Giai đoạn 2: Kỹ năng cầm tiền
Họ
đặt ra các quy tắc khi cho con tiêu tiền, buộc chúng phải chịu trách nhiệm
trước các hoạt động tiêu xài không hợp lý của mình. Từ đó giúp trẻ biết liệu cơm
gắp mắm ngay từ nhỏ, biết cân nhắc đến các khoản chi tiêu sắp tới và kế hoạch
chi tiêu lâu dài.
Giai đoạn 3: Kỹ năng kiếm tiền
Bên
cạnh đề cao tiết kiệm chi tiêu, người Do Thái cũng dạy con tăng thu nhập cũng
quan trọng không kém. Họ dạy con hiểu những quy tắc kiếm tiền, quay vòng vốn,
hiểu những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua ví dụ thực tế trong lao
động.
Giai đoạn 4: Tri thức quản lý tài sản
Sau
khi dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả, phụ huynh có thể cho con biết
những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng thực hiện một vài cuộc
đầu tư nhỏ.
Giai đoạn 5: Châm ngôn quản lý tài sản
Người
Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhắm mục đích biến trẻ
thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại họ coi giáo dục quản lý tài
sản cũng là một cách giáo dục đạo đức hay giáo dục nhân cách. Mục đích để trẻ
hiểu luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần
truyền bá tri thức, rèn kỹ năng sinh tồn mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ
trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị đúng đắn của cuộc đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét