Vườn
130 loại sung Mỹ trên mái tôn của chàng trai Đà Nẵng
Trong
hai năm, anh Phạm Thịnh đã chi hơn 400 triệu đồng, sưu tầm 130 giống sung Mỹ từ
nhiều nước, mang về trồng trên mái tôn nhà mình.
Phạm
Thịnh, 28 tuổi, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng bắt đầu trồng sung qua giới thiệu của
một người bạn sống ở Mỹ hơn hai năm trước.Vì không có sân thượng nên Thịnh đã
tận dụng mái tôn khoảng 60 m2 làm vườn. Ở đây có đủ nắng từ 6 giờ sáng đến 4
giờ chiều, thích hợp để cây sung Mỹ phát triển.
Ban
đầu anh mua cành về giâm nhưng tỷ lệ sống rất thấp. Đợt Tết vừa qua, anh nhập
100 cành, tốn hơn 3.000 USD, nhưng sống được 10 cây.
Chàng
nhiếp ảnh gia quyết định bỏ tiền để mua cây giống trực tiếp từ Mỹ, Pháp, Italy
hay Bồ Đào Nha. Ban đầu anh sưu tầm các dòng sung phổ thông, dễ trồng để trải
nghiệm. Sau hơn 4 tháng, anh đã thu được những quả đầu tiên. Mỗi loại mang đến
một hương vị khác nhau, như Peter Honey thì ngọt ngào, mọng nước, Olympian
Hardy rất sai trái.
Sự
ngọt ngào và mát lành của loài quả này gây "nghiện" với cả gia đình
Thịnh. Sang năm 2020, anh sưu tầm các dòng sung hiếm và đắt tiền hơn từ các nhà
lai tạo sung uy tín trên thế giới như Pons, FDM...
Trong
số này có giống Cessac, từng nổi đình đám trong giới chơi sung thế giới năm
2020, với mức đấu giá 2.500 USD một cây. Thịnh đã chờ một năm, tới tháng 5 vừa
qua thì nhận được cây, với chi phí khoảng 12 triệu đồng. Theo mô tả thì quả của
cây này có màu xanh lẫn tím hoa cà, mềm và ngọt. "Tôi đang rất hồi hộp.
Nhưng phải chờ khoảng ba tháng nữa mới được thu hoạch", anh nói.
Từng
có kinh nghiệm trồng cà chua, dưa lưới và ớt, nhưng đến với sung, Phạm Thịnh
thấy thực sự đam mê. Cứ 5h sáng anh đã có mặt trên mái nhà để tưới nước, bón
phân cho cây, cuối tuần dành nhiều thời gian tỉa lá bệnh và dọn lá để tránh hư
hỏng mái tôn.
Theo
Thịnh, đất trồng sung không khác nhiều đất trồng các loại cây ăn quả khác. Chỉ
lưu ý lúc cây còn nhỏ thì bón nhẹ các loại phân cá, trùn quế hoặc phân từ rác
thải nhà bếp. Giai đoạn cây nuôi quả nên tăng cường thêm phân gà cho quả ngọt
và to hơn.
Thời
gian đầu Thịnh không để ý nên bị chim và chuột phá khá nhiều quả. Sau này khi
thấy quả sắp chín anh luôn bọc lại. Vì công việc không cố định ở nhà nên anh
còn đầu tư thêm hệ thống tưới tự động.
Cây
sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, tên khoa học là Ficus carica.
Chỉ trong 2-3 tháng từ lúc mua cây sẽ cho trái và thêm một vài tháng tùy dòng
để trái chín. Quả ra liên tục hết lứa này đến lứa khác. Giá bán trên thị trường
Việt Nam hiện tại khoảng nửa triệu đồng mỗi kg.
Năm
nay các cây trong vườn đã lớn, quả nhiều, trung bình mỗi ngày gia đình thu được
10 quả, có ngày rộ được hơn 20 quả. "Vui nhất là chiều chiều cả nhà cùng
thu hoạch sung. Con mình tự tay hái, chỉ cần lau sơ qua rồi ăn luôn", anh
Thịnh kể. Loại quả mà con gái anh đang ăn là Brooklyn White có cùi rất dày,
ruột quả màu hồng, siêu ngọt và có vị giống dưa hấu.
Mỗi
loại sung có mỗi hương vị khác nhau, trong đó Thịnh thích nhất các giống Smith,
Socorro Black, Vitoria MP, De La Gloria, Albacor de Molla Vermella. "Ruột
sung mọng nước và dẻo như mứt dâu. Cảm giác trước lúc nhắm mắt ngủ mỗi đêm vẫn
có thể cảm nhận được sự ngon lành của nó", anh nói.
Trong
hình là một số quả đang cho trái thường xuyên:
Quả
Violetta FL (hàng trên, bên trái) có màu đen đậm, kích cỡ trung bình, ruột màu
mật ong, có thể chín héo trên cây, rất ngọt và mọng nước.
Quả
Socorro Black (hàng trên, bên phải) màu tím đậm, mưa to thế nào cũng không làm
nứt quả, ruột màu đỏ sẫm, dẻo như mứt và thơm mùi berry.
Quả
Robert Golden Rainbow (hàng dưới, bên trái) có màu vàng, rất to, ngọt và rất
thơm.
Quả
Albacor de Molla Vermella có vỏ đen, thời gian chín lâu hơn các dòng khác. Ruột
có màu đỏ tươi như mâm xôi, rất ngọt và có vị cherry.
Đến
nay, anh Phạm Thịnh đã đầu tư hơn 400 triệu đồng vào cây giống. Niềm vui của
anh không dừng lại ở việc được ăn trái ngọt mà liên tục bổ sung giống mới vào
bộ sưu tập và trồng ra những trái như cây mẹ ở nước ngoài.
"Tôi
mệnh hỏa nhưng rất tự tin mát tay với sung Mỹ", anh cười nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét