Mệnh danh
là phái mạnh nhưng không có nghĩa là họ không có điểm yếu. Trong mỗi người đàn
ông đều ẩn dấu ít nhiều "nỗi niềm" bên trong vẻ kiêu bạc lạnh lùng.
Nỗi ám
ảnh về hình thể
Đừng
nghĩ chỉ có phụ nữ mới lo lắng về sắc đẹp và hình thể, đàn ông cũng vậy. Không
nhất thiết phải thật đẹp trai nhưng một thể hình cao ráo, săn chắc luôn đem đến
cho họ sự tự tin, đặc biệt khi đứng trước phái đẹp.
Rất
nhiều phụ nữ khi được hỏi về tiêu chuẩn người yêu, người chồng tương lai đã
mạnh dạn đưa thêm mục "đẹp trai", hoặc khiêm tốn là "hình thức
được". Điều này đã tác động tới tâm lý đàn ông, khiến cho họ không còn thờ
ơ với hình thức và ỷ lại vào các "thế mạnh truyền thống" của mình
nữa.
Một người
đàn ông 40 tuổi đã tâm sự: "Từ ngày giảm cân, chỉnh trang lại trang phục,
nâng cấp bề ngoài, tôi tự tin hơn khi đi cùng vợ". Không ít người thổ lộ
lý do phải chăm sóc sắc đẹp là vì "sợ bị chê xấu, chê già". Và dù là
phái mạnh nhưng họ cũng rất muốn được phụ nữ công nhận là "đẹp", dù
chỉ là trong mắt nàng.
Khát
vọng kiếm tiền
Phần lớn
đàn ông tin rằng nếu có nhiều tiền họ sẽ bổ sung được mọi khiếm khuyết khác. Vì
lẽ đó, khi một anh chàng không kiếm được nhiều tiền thường hay rơi vào trạng
thái tự ti, cảm thấy thua kém người khác. Chính vì vậy các chàng sẵn sàng lao
vào kiếm tiền, nhằm thể hiện quyền lực đối với phụ nữ.
Quan
niệm của đa số cánh mày râu là "phải có nhiều tiền mới lấy vợ", cảm
giác được bao bọc gia đình khiến họ thấy mình thực sự là phái mạnh. Quan niệm
này đã khiến cho họ ăn không ngon, ngủ không yên, luôn tìm cách làm sao phải
kiếm nhiều tiền để khỏi bị mất mặt. Không một người đàn ông nào muốn mình thua
kém phụ nữ về vị thế xã hội, cho dù xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng.
Lo lắng
các vấn đề sức khỏe
Đàn ông
luôn nghĩ rằng bệnh tật, đau ốm là yếu đuối, là không thể hiện sức mạnh nam
giới nên hầu hết các chàng đều rất sợ bị bệnh. Mạnh mẽ là vậy nhưng sức chịu
đựng của nam giới kém hơn phụ nữ rất nhiều. Khi ốm đau, bệnh tật họ rất dễ bi
quan, dễ suy sụp tinh thần. Đặc biệt, đàn ông rất sợ bị suy giảm tình dục, cảm
giác bị "coi thường" là nỗi ám ảnh khiến họ cảm thấy kém tự tin. Đôi
khi sự lo lắng thái quá cũng khiến họ bị chứng "bất lực tâm lý" tạm
thời.
Sợ tỏ ra
yếu đuối
Trong
thế giới của Adam, khóc là biểu hiện của sự nhu nhược và là điều sỉ nhục. Phụ
nữ thường dùng nước mắt để ứng phó với các trường hợp rắc rối, còn đàn ông chỉ
khóc khi họ cảm thấy đau khổ tột cùng. Và họ cũng chỉ khóc một mình hoặc lặng
lẽ kìm nén nỗi uất ức, đau khổ đó. Có lẽ vì vậy mà nam giới dễ bị stress hơn
phụ nữ vì không dễ giải toả được cảm xúc.
Sợ bị cô
đơn
Không
muốn thừa nhận điều này nhưng thực tế đàn ông rất sợ bị cô đơn và vợ bỏ. Khi cô
đơn, người đàn ông có thể và có khả năng làm đủ mọi thứ để lánh xa sự trống
vắng, nhưng trong thực tế, nhiều người đàn ông đã không thể làm gì hơn ngoài
việc than thở một mình, trốn chạy khi lâm vào cảnh ngộ cô đơn. Bề ngoài tỏ ra
cô đơn chẳng là "cái đinh" gì cả nhưng thực chất họ lại không thể
chịu đựng nổi sự cô đơn nếu nó đến với mình. Điều này xem ra có vẻ như rất mâu
thuẫn với nhau nhưng thực tế đó là một logic, một nét độc đáo trong tính cách
của đàn ông, một bí mật của phái mạnh.
Thế đấy,
đàn ông không mạnh thực như người ta vẫn tưởng, đàn ông không cứng rắn đến lạ
lùng như người ta vẫn thấy, họ là những người đáng yêu, đáng được thông cảm và
chia sẻ, đáng được đối xử một cách thân thiện và "công bằng" như với
phụ nữ trong những trường hợp "nhạy cảm, ít nhất là trong nhận thức của
"nửa bên kia" đối với họ.
(Theo Phong Cách Việt)
Việt Báo (Theo_24h )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét