Bạn nghĩ làm việc ở Google là tuyệt vời? Hãy lắng nghe trải nghiệm chỉ
những cựu nhân viên mới dám nói ra
Thú thật nào, chúng ta luôn nghĩ môi trường làm
việc ở Google là hoàn hảo không tì vết đúng không?
Một công việc ở Google - một trong những tập đoàn lớn nhất thế
giới? Đó có lẽ là điều đem lại cho bạn cảm giác như vừa mới trúng số vậy.
Tất nhiên, đó là một công việc rất tốt, và là một vinh dự hiếm
người có được. Chẳng nơi nào là hoàn hảo cả. "Ở trong chăn mới biết chăn
có rận" - hãy lắng nghe một số chia sẻ của cả nhân viên và cựu nhân viên
về những gì họ ghét nhất khi làm việc ở đây.
Xem ra nó không hề đẹp và hào nhoáng như những gì chúng ta được
thấy.
1. Bạn
quá phụ thuộc vào Google
Joe Cannella, một cựu Account Manager (tạm dịch: quản lý khách
hàng) cho biết: "Về cơ bản bạn sẽ thấy bản
thân dành phần lớn cuộc đời chỉ để ăn thức ăn của Google, làm việc cùng Google,
dùng đồng hồ Google, nói những thuật ngữ Google, sử dụng Google email trên
Google phones, và bạn bắt đầu bị phụ thuộc vào nó."
Mọi thứ trong cuộc
sống đều gắn với cái tên của gã khổng lồ công nghệ
2. Khó
mở lòng với đồng nghiệp
Vlad Patryshev, cựu kỹ sư phần mềm chia sẻ: "Việc bàn luận về bất cứ chủ đề gì thực sự rất khó khăn, trừ
phi bạn đang nói chuyện với bạn bè của mình.
Những cuộc thảo luận có chủ
đích rất hiếm khi diễn ra do ai cũng thu mình lại và không hề quan tâm đến ý
kiến của người khác, trừ khi đó là những nhân vật... số má khủng".
3.
Chẳng ai tin khi bạn than thở về công việc
Katy Levinson, cựu nhân viên phần mềm đã nói rằng: "Mọi người cảm thấy cần phải có lý do thật xác đáng nếu nghe
tin bạn không muốn làm ở đó nữa. Họ không muốn nghe bất cứ thứ gì, ngoài
sự phấn khích khi may mắn được nhận vào Google."
Tuyệt thế sao lại bỏ
việc chứ!
"Mọi người, từ mẹ tôi đến
ông lái taxi đều muốn tôi phải giải thích xem ngoài sự vui sướng ra thì còn gì
nữa đâu mà tôi lại bỏ việc."
4. Ai cũng quá giỏi
Họ thuê người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất, thế là
ai cũng quá giỏi so với yêu cầu công việc.
Thậm chí, có những sinh viên tốt nghiệp từ top 10 ĐH khủng nhất
thế giới vẫn đang ngồi hỗ trợ kỹ thuật về quảng cáo của Google, gỡ video bị gắn
cờ trên Youtube, hay đánh những code cơ bản nhất.
Đôi khi nhân viên cảm thấy mình chưa được làm việc đúng với khả
năng của mình, và đó quả thật là một sự nhàm chán khó tả.
Giống như việc thuê
siêu nhân đi gõ máy tính vậy...
5. Bạn
có thể làm việc 8 năm mà không được thăng chức
Cái tiêu đề đã nói rõ việc này rồi! Theo một nhân viên giấu tên: "Bạn có thể làm việc cực kỳ chăm chỉ. Nhưng tôi đã từng chứng
kiến những người làm hơn 8 năm trời vẫn nguyên một vị trí đó".
6.
Google quá lớn nên có thể... thuê nhầm bạn
Một người ẩn danh cho biết: "Tôi được nhận vào một vị trí quản lý ở Google, trong khi đó
một người cùng tên với tôi cũng được thuê.
Bên nhân sự làm nhầm lẫn đâu đó
và tôi đã bị đưa đến một vị trí hoàn toàn khác chuyên môn của mình. Hợp đồng
thì mơ hồ và cái người bên nhân sự có liên quan đã chuyển đến làm ở nơi khác
nên cứ nhập nhằng như vậy mãi đấy."
7. Con
người ở đây quá giống nhau
Một nhân viên giấu danh tính cho biết: "Google thuê đi thuê lại một kiểu người duy nhất. Cùng lai
lịch, cùng một quan điểm về thế giới, cùng sở thích. Thật không cường điệu khi
nói rằng tôi đã gặp 100 người tham gia thể thao 3 môn phối hợp trong 3 năm làm
việc ở đây, và số người thật sự thú vị chỉ đếm trên đầu ngón tay."
Họ quá giống nhau
8. Mọi
thứ phải được thể hiện trên giấy tờ
Hợp đồng của Google có thể mơ hồ, nhưng cách họ dùng nó thì
không. Nếu bạn trong quá trình thương lượng với
Google để có một công việc ở đây, hãy đàm phán thật kỹ càng, khắt khe và hãy
chắc chắn rằng mọi thứ phải nằm trên giấy tờ.
Đơn giản là vì Google là chuyên
gia trong việc... trót lưỡi đầu môi. Lời nói họ đưa ra nếu không ghi lại sẽ rơi
vào quên lãng.
Mọi thứ phải được ghi
ra giấy tờ mới có giá trị nhé
9. Văn
phòng của bạn có thể quá nhỏ
Bạn hy vọng ở một văn phòng như thiên đường? Nhưng theo Anne K.Halsall với chức vụ thiết kế sản phẩm cho biết: "Nếu
phải làm việc ở 1 trong 4 tòa nhà chính, bạn sẽ có cảm giác rất tù túng. Một ô
văn phòng có thể dành cho 3 - 4 nhân viên. Vài quản lý có thể cùng chia sẻ một
văn phòng. Với hàng đống không gian cho thức ăn, game, TV, chém gió... việc tìm
được một nơi yên tĩnh, riêng tư để suy nghĩ quả thật rất khó".
Nguồn: BusinessInsider
0 nhận xét:
Đăng nhận xét