Những
chuyện kể về sinh nhật Bác dưới đây sẽ giúp người Việt thêm tự hào được là con
cháu của Người.
Sinh nhật Bác Hồ thường được tổ chức giản dị và
đầm ấm.
Cách mạng
tháng 8/1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Kể từ ngày
đó đông đảo đồng bào trong nước và bè bạn quốc tế biết đến Hồ Chí Minh - vị
lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam và biết đến ngày 19/5 là sinh
nhật của Bác.
Và cũng từ
đó, vào những dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí
và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những bó hoa tươi thắm và những lời chúc
mừng tốt đẹp nhất.
Năm 1946
là năm kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ lần đầu tiên. Sáng
19/5/1946, tại Bắc bộ Phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và
hơn 50 đại biểu Nam bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác.
Bác tặng
các đại biểu thiếu nhi một cây bách trồng trong chậu và nói: ''Bác có cây này
tặng các cháu. Mai sau, cái cây sẽ mọc ra một chậu trăm cái
tán. Các cháu chăm nom cho cây lớn, cây tốt, thế là các cháu yêu Bác lắm đấy''.
Cũng chính
ngày này, lực lượng thanh niên Thủ đô đã tuần hành thị uy chúc thọ Bác Hồ.
Việc đó
làm cho các đại biểu Đồng minh thấy rõ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
lời phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào:
''Tôi chưa
xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi
56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết
đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là
người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết
giữ lòng trung thành với Tổ quốc. Tôi xin hứa với đồng bào gắng sức làm việc,
nhưng tôi hy vọng vào sự cộng tác chặt chẽ của đồng bào. Việc nước là lớn,
không ai có thể làm một mình nổi. Tôi mong rằng ngày này năm sau các đồng bào
sẽ làm cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cường thịnh hơn. Hôm nay đồng
bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ
đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi".
Cũng trong
ngày 19/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một số đoàn thể đến chúc mừng sinh
nhật Người.
Khi nghe
giới thiệu có Ủy ban đời sống mới đến chúc thọ, Bác liền hỏi các đại biểu của
Ủy ban:
- Đời sống
mới là ai?- Chú cho tôi biết cuộc vận động đời sống mới đến đâu rồi?
Nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng thay mặt đoàn thưa với Bác: Chúng tôi đã bắt đầu bằng sự chia
ra các ban nghiên cứu, tổ chức... Nhưng công việc chính là định
rõ cái hướng cho đời sống mới. Mấy khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính” chúng tôi
xét ra vừa không đủ, vừa cổ…
- Cổ!
Lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ ăn cũng cổ à?- Bác tranh luận.
Không khí
buổi chúc mừng sinh nhật Bác trở nên náo nhiệt, vui vẻ.
Nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng liền thưa: Ủy ban vận động đời sống mới đã định rõ ba nguyên
tắc cho đời sống mới là: Dân tộc, dân chủ, khoa học.
Bác liền
nói:
- Hay lắm,
nhưng mình phải xem đồng bào bây giờ cần gì? Dân quê đã mấy người hiểu được thế
nào là dân chủ, khoa học? Tôi hỏi chú, chú đi vận động đời sống mới thì chú làm
gì trước?
Mọi người
nhìn nhau, bối rối trước câu hỏi của Bác. Bác liền lấy tay vỗ vào bụng và nói:
- Trước
hết là cái này. Dân chúng cần cái này trước hết, phải ăn đã, chú không ăn gì
thì chú đi tuyên truyền được không? Mà muốn ăn thì phải làm gì? Phải làm việc
phải siêng năng, thế là “cần” đấy.
Bác cũng
nhắc nhở: Muốn cho cuộc vận động được thực hiện được đến nơi đến chốn và có kết
quả thì khẩu hiệu phải thiết thực, người đi vận động quần chúng phải làm gương.
Cách mạng
Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp lại âm mưu xâm lược nước
ta một lần nữa.
Ngày
19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người
cùng Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục lãnh đạo
nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chặng
đường trường kỳ kháng chiến đã ghi dấu chân của Bác qua Hà Đông, Sơn Tây, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên... hoà cùng với những khó khăn vất vả và sự hy
sinh của đồng bào, đồng chí trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Những dịp
kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc vô cùng đơn giản nhưng đầm ấm và
đầy ý nghĩa, với những lời chúc mừng của đồng bào, đồng chí và những bó hoa
rừng của những người phục vụ.
Sinh nhật
năm 1948 là kỷ niệm sinh nhật không bao giờ quên đối với Bác.
Trước sinh
nhật Bác vài ngày, đồng chí Lộc (tên thật là Nguyễn Văn Ty) - người phục vụ nấu
ăn cho Bác nhưng cũng là người đồng chí, người bạn thân thiết đã cùng Bác hoạt
động ở Thái Lan, Trung Quốc rồi sau đó theo Bác trở về nước tham gia hoạt động
cách mạng - vừa mới qua đời bởi căn bệnh sốt rét ác tính.
Vì vậy, kỷ
niệm sinh nhật Bác diễn ra lặng lẽ.
Sáng sớm
ngày 19/5/1948, các đồng chí phục vụ đã mang một bó hoa rừng đến chúc mừng sinh
nhật Bác, chúc Bác mạnh khoẻ sống lâu.
Nhận bó
hoa rừng và những lời chúc mừng của các đồng chí phục vụ, Bác rất xúc động rơm
rớm nước mắt:
- Bác cảm
ơn các chú. Bác đề nghị dành bó hoa này cùng đến viếng mộ đồng chí Lộc.
Thế là lễ
mừng sinh nhật của Bác Hồ năm ấy, Bác đã dành để nói chuyện về một tấm gương
trung thành với Đảng, suốt đời làm việc cho Đảng, không tính toán cá nhân, đòi
hỏi địa vị.
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét