Với loài ốc, kết quả sau "cái vụ xáp lại với
nhau" là cả đôi bên đều có thể "mang bầu". Vốn là
loại "lưỡng tính" nên mỗi khi "gần nhau",
những con ốc thường trao đổi tinh dịch với nhau. Nếu không bằng lòng trao đổi
tinh dịch thì ... ngưng ngay tức khắc với nhau.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Theo bản tường trình
vừa được đăng lên tạp chí Sinh Học Ngày Nay (Current
Biology) của chuyên gia Nils Anthens thuộc viện đại học Tübingen thì, loài ốc
thương lượng (ngầm) với nhau như thế là vì những lý do rất thực dụng.
Vì là loài "lưỡng tính" nên giống ốc vừa có thể là Nàng, mà cũng có thể là Chàng. Nhưng có lẽ vì sự sản xuất tinh dịch khá phức tạp và gian nan nên tinh dịch của loài ốc rất quý (?), và dựa trên lý thuyết đã được tìm ra trên 20 năm nay là các con ốc thường trao đổi tinh dịch với nhau thì, theo các nhà khảo cứu, trong cái "việc truyền giống", loài ốc thường có khuynh hướng ngả về nhiệm vụ làm Nàng hơn. Do đó, nếu một trong hai con ốc sên (lúc ấy) không chịu phóng tinh dịch là con ốc kia ngưng ngay tức khắc (thể hiện đúng câu "tiền không trao là cháo không múc")
Cuộc thí nghiệm được thực hiện với hơn 200 con ốc của một loài ốc biển miền nhiệt đới. Nơi 50 con ốc, các chuyên gia đã ngăn chặn lại sự sản xuất ra tinh dịch, nghĩa là 50 con ốc này vẫn có thể thực hiện "chuyện ấy", nhưng lại không có khả năng "phóng tinh" nữa, vào giai đoạn cuối. Khi cho 50 con ốc này "kết hợp" với những con ốc bình thường (không bị cột cơ quan sản xuất tinh dịch) thì các con ốc lành mạnh này rất thường bỏ ngang, không chịu tiếp tục "đi trọn đường trần".
Từ lối xử sự này, các chuyên gia củng cố thêm giả thuyết (từ 20 năm nay) là những loài ốc lưỡng tính đòi hỏi phải có một sự trao đổi tinh dịch với nhau, và sự truyền giống của những loại lưỡng tính chỉ tuân theo nguyên tắc tự nhiên và tất nhiên: Không thuận thì sẽ không khứng (nghĩa là hòn đá lăn đi thì hòn chì phải lăn lại)
Vì là loài "lưỡng tính" nên giống ốc vừa có thể là Nàng, mà cũng có thể là Chàng. Nhưng có lẽ vì sự sản xuất tinh dịch khá phức tạp và gian nan nên tinh dịch của loài ốc rất quý (?), và dựa trên lý thuyết đã được tìm ra trên 20 năm nay là các con ốc thường trao đổi tinh dịch với nhau thì, theo các nhà khảo cứu, trong cái "việc truyền giống", loài ốc thường có khuynh hướng ngả về nhiệm vụ làm Nàng hơn. Do đó, nếu một trong hai con ốc sên (lúc ấy) không chịu phóng tinh dịch là con ốc kia ngưng ngay tức khắc (thể hiện đúng câu "tiền không trao là cháo không múc")
Cuộc thí nghiệm được thực hiện với hơn 200 con ốc của một loài ốc biển miền nhiệt đới. Nơi 50 con ốc, các chuyên gia đã ngăn chặn lại sự sản xuất ra tinh dịch, nghĩa là 50 con ốc này vẫn có thể thực hiện "chuyện ấy", nhưng lại không có khả năng "phóng tinh" nữa, vào giai đoạn cuối. Khi cho 50 con ốc này "kết hợp" với những con ốc bình thường (không bị cột cơ quan sản xuất tinh dịch) thì các con ốc lành mạnh này rất thường bỏ ngang, không chịu tiếp tục "đi trọn đường trần".
Từ lối xử sự này, các chuyên gia củng cố thêm giả thuyết (từ 20 năm nay) là những loài ốc lưỡng tính đòi hỏi phải có một sự trao đổi tinh dịch với nhau, và sự truyền giống của những loại lưỡng tính chỉ tuân theo nguyên tắc tự nhiên và tất nhiên: Không thuận thì sẽ không khứng (nghĩa là hòn đá lăn đi thì hòn chì phải lăn lại)
TH - Thiên Nhiên Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét