Già Bhnướch Vớt đang lấy rượu từ cây Tà Vạt - ảnh:
V.P.T
Tuyệt nhiên không có bất kỳ một loại hóa chất. Toàn bộ
"công nghệ làm rượu" đều được thực hiện ngay trên cây. Trong 7 loại
rượu truyền thống của người C"Tu, Tà Vạt là loại rượu trái cây độc đáo có
một không hai. Người làm Tà Vạt ngon nhất Đông Giang "Cho hai lít Tà Vạt
đi!". Già Bhnướch Vớt lật đật chạy ra ngõ nơi có tiếng người vừa gọi. Dáng
ông nhỏ thó với nước da đen bóng đặc trưng của một người đàn ông C"Tu đổ
dài theo bóng nắng. Khách hàng là một đàn ông C"Tu đứng tuổi, cười xuề
xòa: "Thèm rượu quá!". Già Bhnướch Vớt, Trưởng thôn RaVăh, xã Ating
(Đông Giang, Quảng Nam) được mệnh danh là người làm Tà Vạt nhiều nhất và ngon
nhất. Khắp Đông Giang này, hầu như ai cũng biết đến tay nghề của ông. Rượu Tà Vạt
được làm từ cây Tà Vạt (còn gọi là cây Đoác) cùng họ với cây dừa và chỉ mọc ở
những vùng núi sâu, độ ẩm cao tại hai huyện Đông Giang và Nam Giang. Tuy nhiên,
không phải nơi nào cũng có cây Đoác mọc và không phải người C"Tu nào cũng
biết cách làm và làm ngon. Vì vậy mà căn nhà nằm lưng chừng núi có đến gần 60
cây Tà Vạt của già Vớt luôn đông khách đến mua. Hầu hết họ là những người
C"Tu và người Kinh ở các xã lân cận. Trung bình một ngày, ông bán đến vài
chục lít rượu. Nghề bán rượu đã trở thành nguồn thu nhập tương đối của gia đình
ông với 6 đứa con. Vừa dắt chúng tôi ra vườn Đoác đang mùa lấy rượu, già Vớt
khoe toàn bộ hơn 60 cây Đoác của nhà ông là do cụ thân sinh đem cây non về trồng
cách đây 20 năm trong những chuyến đi rừng. Bây giờ các cây đã lần lượt ra buồng
và làm rượu được. Nhanh như con sóc, chỉ bằng một cú nhảy, ông đã "yên vị"
trên chiếc giàn bắc lên thân cây. Nói là giàn nhưng thực chất, nó chỉ được ghép
nối từ một vài cây tre lồ ô đã được cột chặt bằng dây thừng. Ở trên đó, ông để
sẵn một can nhựa hứng rượu. Công nghệ "3 không"! "Để làm rượu, bà
con thường chọn những cây gần rẫy. Cứ sáng ra đồng đã thấy rượu chảy đầy can,
chỉ việc lấy uống". Vừa lấy rượu, già Vớt vừa chậm rãi bật mí với chúng
tôi từng công đoạn làm rượu tỉ mỉ. Tất cả các thao tác đều được thực hiện ngay
trên cây. Việc làm rượu theo một quy trình nhất định. Bắt đầu là việc chọn buồng
để làm rượu. Cây Tà Vạt thường trổ buồng bắt đầu vào tháng 4, từ trên ngọn xuống.
Một đời cây chỉ ra từ 4-5 buồng. Buồng đầu tiên là "zin", chỉ lấy hạt
làm giống. Từ buồng thứ hai trở xuống gọi là ki"xuôr để khai thác làm rượu.
Sau chọn buồng, người làm rượu phải chặt nhánh và làm giàn quanh thân cây để có
chỗ làm rượu. Rượu từ cây Tà Vạt được mang ra mời khách Làm rượu Tà Vạt công đoạn
đập buồng là công phu, quan trọng nhất và cần người có kinh nghiệm. "Nếu đập
không đúng quy trình, nhẹ hay mạnh tay quá sẽ làm buồng bị bể, không ra được nước
vàâ bị thối ở bên trong. Cây gỗ để đập cũng phải tương xứng với độ lớn của buồng"
già Vớt giải thích. Đủ 6 lần đập (tổng cộng là 36 ngày) thì đến công đoạn chặt
nhánh. Người C"Tu thường lấy thân những loại cây ngứa, thường là cây mùng
thơm (còn gọi là cây ráy dại) để héo, đem giã nát, bịt vào đầu chỗ buồng bị chặt.
Theo kinh nghiệm, nó sẽ làm nóng vết cắt, kích thích cây ra nước. Việc chặt buồng
tiếp diễn vào mỗi buổi sáng, buổi chiều liên tiếp trong 3 ngày. Mỗi lần chỉ được
chặt chừng 5 ly uống nước loại vừa cho đến khi cây ứa ra nước màu vàng. Bằng vẻ
từng trải của kinh nghiệm nhiều năm làm rượu, già Vớt mách nhỏ: "Trường hợp
cây không ra nước, có thể lấy ớt chín chà vào vết cắt, lấy lá môn giã nát bịt lại.
Chừng hai ba ngày sau, cây sẽ cho ra nước". Đến khi thấy có bọt trắng sủi
lên từ vết cắt, có nghĩa là việc làm rượu đã hoàn thành. Trung bình một ngày
đêm, cây ít nhất cũng cho được 5 lít rượu, cây giống tốt có khi được cả 20 lít.
Để có rượu lên men và tăng nồng độ, người C"Tu phải cho thêm vỏ cây chuồn
(một loại cây cho gỗ) phơi khô vào. Chính vì vậy, rượu Tà Vạt vừa có màu trắng
đục như rượu nếp, nhưng lại có vị ngọt thanh như mật, chan chát nơi đầu lưỡi.
Nói tóm lại, quy trình làm rượu Tà Vạt theo công nghệ 3 không: không hóa chất,
không tốn kém và không "đụng hàng". Biệt dược của người C"Tu Rượu
Tà Vạt có bọt gaz như bia (thường thì 2 ngày sau mới hết) nên người dân vẫn đùa
đây là bia của người C"Tu. Nếu để rượu trong chai đậy kín sau chừng một
ngày chai sẽ bị nổ vì gaz. Vì vậy, hữu hiệu nhất là đựng rượu trong hũ, can nhựa
hay ống nứa. Vào những dịp lễ hội như cúng mùa, cúng rượu đầu năm, lễ hội ăn mừng
lúa mới... rượu Tà Vạt được để trước nhà Guơl cho dân làng cùng thưởng thức. Rượu
Tà Vạt có nồng độ thấpå, tựa như rượu vang. Người C"Tu quan niệm rằng: rượu
Tà Vạt rất hiền, không ai uống rượu Tà Vạt mà gây gổ đánh nhau cả. "Đàn
ông C"Tu uống rượu Tà Vạt thì mập mạp, sinh được nhiều con trai" -
Alăng Pớt, một người hàng xóm của già Vớt cởi mở. Với những kinh nghiệm bất
thành văn của người C"Tu thì thanh niên uống Tà Vạt sẽ có sức khỏe để bắt
thú bắn chim, được nhiều cô gái yêu. Đàn bà con gái C"Tu uống rượu Tà Vạt
vì nó giúp họ có làn da trắng như trứng gà bóc, tóc đen như mun. Người già uống
rượu Tà Vạt sẽ trở nên minh mẫn, khỏe mạnh...
V.P.T Việt Báo
(Theo_Thanh Niên )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét