Jon Jandai sinh ra trong
một ngôi làng nghèo khó nhưng rất đẹp nằm ở phía Bắc của Thái Lan. Những người
nông dân ở đây được tận hưởng một cuộc sống nhàn nhã và thanh bình. Trái ngược
với cái bộn bề nơi thành thị, họ chỉ làm việc vất vả vào khoảng 2 tháng trong
năm, đó là khi gieo hạt và thu hoạch lúa nước.
Jon Jandai (Ảnh: Daliulian)
Ngoài thời gian đó, họ đi
chơi, câu cá, hoặc đến thăm nhà và cùng nhau trò chuyện…
Cuộc sống bình dị ấy cứ lặp
lại ngày qua ngày. Rồi cũng tới lúc Jon lớn lên và trở thành một thanh niên trẻ
khỏe mạnh. Đây là khi rất nhiều người trẻ trong thôn làng của anh đổ dồn về các
khu đô thị và những thành phố lớn với mong muốn kiếm thật nhiều tiền, sống cuộc
sống tiện nghi, thoải mái.
Nơi làng quê của Jon Jandai
(Ảnh: Daliulian)
Thế rồi, Jon cũng muốn lên
thành phố lập nghiệp. Vậy nên anh quyết định lựa chọn Bangkok làm miền đất hứa
sau khi rời quê hương. Ở đây, anh bắt đầu sống cuộc sống của một “người đàn ông
lang bạt.”
Sau khi đến Bangkok, việc
đầu tiên anh làm là đến thư viện pháp luật đọc sách. Nhưng rồi Jon cũng không
thể dành toàn bộ thời gian vào học tập, bởi anh phải lo kiếm tiền chi trả cho
cuộc sống thường ngày.
Người nông dân Thái Lan,
Jon Jandai (Ảnh: Daliulian)
Cảm thấy việc học quá nhàm
chán, những bài giảng trong sách vở giống như thứ kiến thức “hủy diệt” khiến
Jon lại càng thấy khổ và mệt mỏi. Trong khoảng thời gian làm việc vặt kiếm
sống, anh từng phải ở cùng nhiều người trong một căn phòng nhỏ, mỗi bữa chỉ có
một bát mì hoặc một đĩa cơm chiên. Công việc mỗi ngày của anh là phát tờ rơi
tại khách sạn phát và rửa bát trong nhà hàng. Cuối mỗi ngày làm việc chân tay
anh đều đã mỏi nhừ. Thêm nữa, một mình bơ vơ nơi thành thị, không bạn bè và
người thân khiến anh càng ngày càng thêm hoang mang về mục tiêu cuộc sống.
Rồi anh tự nhủ: “Ở
đây làm người sai vặt, mình làm cũng đủ rồi!”
7 năm trôi qua trong vô
vọng, đến khi nhìn lại anh mới thấy mình thật khờ khạo. Sau đó, anh quyết định
trở lại cố hương, cách thủ đô 50 km về phía Bắc và bắt đầu cuộc sống mới.
Jon không ngờ rằng quyết
định ấy lại chính là cánh cửa giúp anh bước sang một trang mới.
(Ảnh: Daliulian)
Anh bắt đầu khai khẩn mảnh
đất hoang rộng chừng khoảng một mẫu để trồng rau và lúa. Anh cũng đào thêm 2 ao
thả tôm cá. Có lúc ăn không hết, anh còn mang đi cho hàng xóm. Thêm nữa, một
năm Jon thu hoạch 4 tấn lúa, trong khi cả nhà không ăn hết nửa tấn. Tất cả
lương thực và thực phẩm dư thừa đều được anh đem đi bán.
Thời gian một năm chỉ mất 2
tháng vất vả, còn lại thì nhàn hạ, Jon cảm nhận thấy mọi thứ thật dễ dàng. Xuân
qua thu đến, cuộc sống của anh rất tự tại.
(Ảnh: Daliulian)
Lúc này, Jon nghe tin một
người bạn ở Bangkok mua nhà nhưng phải mất 30 năm trả nợ dần. Anh tự nhủ rằng
với công việc mà anh làm khi ở Bangkok, có lẽ phải mất 300 năm anh cũng không
mua được nhà ở. Rồi anh nghĩ:
“Chuột đào một đêm mà
được hang động. Chim xây tổ không quá hai ngày. Con người muốn có cái nhà ở sao
phải mất cả nửa đời người? So với động vật thì con người là thông minh hay khờ
khạo?”
Jon nhận ra bài học cuộc
sống và cảm thấy mình quá may mắn khi đã lựa chọn không ở lại thành thị.
Rồi anh cũng tự xây cho
mình một căn nhà. Để giảm thiểu chi phí, anh đã tự học kỹ thuật làm gạch. Mỗi
ngày anh làm việc từ 5 giờ sáng đến 7 giờ chiều, trong vòng chưa đầy 3 tháng
anh đã xây xong một căn nhà.
(Ảnh: Daliulian)
(Ảnh: Daliulian)
(Ảnh: Daliulian)
Từ đó về sau, mỗi năm anh
cũng nhận xây ít nhất một căn nhà. Đến nay anh đã xây cho hơn 10 hộ trong thôn,
mỗi ngôi nhà đều là những trang viên, biệt thự. Mỗi đêm anh thường suy nghĩ xem
nên làm như thế nào cho tốt nhất.
Jon luôn hứng thú khi tự
làm mọi thứ (Ảnh: Daliulian)
Ngoại trừ công việc xây
nhà, anh còn rất hứng thú với việc lắp đặt các thiết bị nội thất. Thêm sự trợ
giúp của một vài người bạn, anh đã tạo cho mình một phong cách riêng để thiết
kế phòng tắm và phòng ngủ.
(Ảnh: Daliulian)
(Ảnh: Daliulian)
(Ảnh: Daliulian)
(Ảnh: Daliulian)
Tiếng tăm về nghề xây nhà
của Jon đã lan rộng gần xa (Ảnh: Daliulian)
Thời gian dần qua, tiếng
tăm nghề xây dựng của anh đã lan rộng khắp mọi miền gần xa. Trang trại của anh
cũng càng ngày càng lớn mạnh và được đặt tên là Pun Pun Organic Farm.
(Ảnh: Daliulian)
Rất nhiều người đã đến gặp
anh để học hỏi kinh nghiệm. Vậy là từ một người thất học, anh đã trở thành thầy
giáo. Giờ đây anh có thể hướng dẫn mọi người cách khai hoang và trồng trọt. Anh
luôn bày tỏ suy nghĩ của mình rằng, người nông dân nên biết tận dụng mọi thứ.
(Ảnh: Daliulian)
Jon có cả những học trò đến
từ Hà Lan, Mỹ (Ảnh: Daliulian)
Học trò của Jon không chỉ
là nông dân ở các vùng lân cận mà còn là người ngoại quốc đến từ Hà Lan hoặc
Mỹ. Anh tin tưởng chia sẻ cùng với mọi người về các nguyên lý làm trang trại.
Xuôi chèo mát mái, thuận theo việc nhiều người đến học, anh bèn mở tiệm ăn, lấy
tên là “Nhà nông Thái Lan vui cười”. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để mọi người
đến đàm đạo về triết lý sống và thưởng thức “mỹ thực”. Ngoài ra, Jon còn xây
thêm phòng tập Yoga.
Cũng trong khoảng thời gian
này, anh quen và yêu một cô gái người Mỹ tên là Peggy Reents. Tình yêu xuyên
biên giới đã đưa họ lại gần nhau và rồi trở thành vợ chồng.
Cũng trong khoảng thời gian
này, anh quen và yêu một cô gái người Mỹ tên là Peggy Reents… (Ảnh: Daliulian)
Và đây là kết quả của một
tình yêu đẹp (Ảnh: Daliulian)
Gia đình hạnh phúc của Jon
Jandai (Ảnh: Daliulian)
Không chỉ vậy, những kinh
nghiệm của Jon đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả quốc tế. Một học giả đến
từ đại học Colorado của Mỹ tên là Josh Kearns cũng tìm đến để học hỏi công thức
làm than củi của anh.
Josh Kearns cũng tìm đến để
học hỏi công thức làm than củi (Ảnh: Daliulian)
Sau này, Jon nhận được lời
mời tham gia hội thảo TED, tại đây, anh đã có bài diễn thuyết nổi tiếng “Cuộc
sống thật dễ dàng, tại sao phải khiến nó khó khăn đến vậy?” Bài diễn
thuyết của anh đã nhận được tình cảm, tiếng cười, tiếng vỗ tay của rất nhiều
người. Nhưng hơn hết, bài diễn thuyết đã đặt ra vấn đề trong ước muốn lập
nghiệp khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Jon đã tạo việc làm cho hơn
30 người (Ảnh: Daliulian)
Hiện tại, khu trang viên
của Jon đã tạo việc làm cho hơn 30 người. Một nửa là người Thái Lan, nửa còn
lại là người Tây phương. Những người này đã trở thành bạn bè thân thiết, sát
cánh và gắn bó với anh.
(Ảnh: Daliulian)
Nếu như Jon vẫn ở nơi thành
phố, có lẽ anh chỉ có thể làm một người giúp việc. Nhưng tại quê hương, giờ đây
anh đã trở thành người đàn ông thành đạt, truyền cảm hứng tới hàng triệu người
trên khắp thế giới.
Để có được như ngày hôm
nay, Jon đã lắng nghe theo ước nguyện trong tâm mình – mong muốn về một cuộc
sống bình dị và tự tại. Còn bạn thì sao? Bạn mong một cuộc sống như thế nào?
Theo Daikynguyenvn.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét