Trong cuộc sống hàng
ngày, ta thường hay gặp trường hợp khi trong nhà có người cảm sốt không muốn ăn
uống gì, người nhà luộc hoặc rán một quả trứng cho bệnh nhân này ăn và cho rằng
như vậy sẽ dễ tiêu hoá mà lại có nhiều chất bổ dưỡng, bệnh sẽ chóng khỏi. Thật
ra, làm việc này rất không khoa học.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Mọi người đều biết, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên vì
thức ăn khi vào cơ thể sẽ bị phân giải và tiêu hoá. Ngoài việc bản thân giải
phóng nhiệt năng ra, việc tiêu hoá thức ăn còn làm tăng hiệu suất chuyển hoá cơ
bản của cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt năng. Tác dụng kích thích
này của thức ăn, trong y học gọi là vai trò động lực đặc biệt của thức ăn. Tuy
nhiên, vai trò này hoàn toàn không liên quan gì đến tổng nhiệt lượng của thức
ăn nhưng lại có liên quan đến loại thức ăn.
Ví dụ, khi ăn đường, hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ
5% - 6%, khi ăn mỡ, hiệu suất chuyển hoá cơ bản tăng từ 3%- 4%, thời gian liên
tục của 2 loại này chỉ có khoảng 1 giờ. Nếu ăn trứng thì lượng Protit trong
trứng ảnh hưởng rất lớn, hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ 15%-30%,
thời gian liên tục tương đối dài, có thể từ 10-12 giờ. Vì hàm lượng Protit
trong trứng rất cao nên nếu ăn trứng khi đang lên sốt, không những không thể
giảm được nhiệt độ cơ thể mà trái lại còn làm nhiệt độ tăng cao, rất khó khỏi
bệnh.
Qua đó, chúng ta có thể thấy các loại thức ăn nhiều đạm như như
thịt nạc, các loại cá cũng làm tăng nhiệt lượng cơ thể nên hạn chế ăn càng ít
càng tốt.
Người cảm sốt nên cố gắng ăn thức ăn thanh đạm (ít mỡ), dễ tiêu
hoá, đồng thời có chứa nhiều vitamin. Thông thường, người bệnh nên ăn các loại
thức ăn lỏng là chính như cháo loãng,, nước cơm, mì sợi, bột ngó sen…
Protit là chất cần thiết để hồi phục sức khoẻ nên sau khi hết
sốt, bạn có thể cho bệnh nhân ăn canh trứng gà. Đến khi đã hoàn toàn bình phục,
người bệnh cần được ăn bổ sung nhiều thịt nạc, cá, đậu phụ…
Theo VTV
VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét