Dân tộc
La Ha còn có tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Pojoong, Xá
Uống, Bủ Hà, Pụa. Dân số 1400 người, gồm 2 nhóm thứ cấp riêng biệt: người La Ha
cạn và người La Ha nước. Người La Ha cư trú ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào
Cai và Yên Bái. Người La Ha có nhiều phong tục tập quán, đáng kể phải kể đến
tục ở rể trong hôn nhân.
Người La
Ha (Ảnh: TL)
Người La
Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ, vào thế
kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của
người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn
tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La
Ha vào đầu thế kỷ XI.
Người La
Ha sống theo làng bản là Khun cai, hai người giúp việc Khun cai là Khun tang,
Khun téng do dân cử ra. Gia đình người La Ha là gia đình nhỏ, phụ hệ. Không chỉ
con cái mang họ bố mà vợ cũng phải mang họ chồng.
Hôn nhân
một vợ một chồng đã mang tính chất mua bán thể hiện ở khoản tiền cưới. Quan
niệm của người La Ha rất khắt khe về hình thức hôn nhân một vợ, một chồng, đàn
ông không được phép đa thê, khi đã thành gia thất rồi thì “cái bụng chỉ nhớ đến
vợ, không có quyền ưng một người phụ nữ nào khác”. Có lẽ chính xuất phát từ cái
“lý La Ha” ấy mà tập tục buộc đàn ông phải ở rể nhiều năm trước đám cưới chính
được đặt ra.
Trong
bản, khi sơn nam, sơn nữ đến tuổi cập kê, họ được tự do tìm hiểu nhau, cha mẹ
và những người lớn cả hai bên không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào. Sau
thời gian tìm hiểu từ 3 đến 10 ngày người con trai nói với bố mẹ cử người đi
dạm. Trong 5 ngày nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là nhà
gái đồng ý và 10 ngày sau người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rể làm công cho
bố mẹ vợ.
Lễ hỏi
của người La Ha không cầu kỳ nhưng bắt buộc phải có hai thứ đó là một khoản
tiền lễ gọi là “nang khả pom” (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ đã có công
sinh ra, nuôi lớn cô gái và một mâm trầu. Nhà gái ưng thuận sẽ cử người có uy
tín trong họ tộc ra tận đầu cổng để đón thông, dẫn vào giữa nhà làm lễ nhận
trầu đồng thời đưa áo của cô gái cho bên nhà trai về xem bói.
Theo tục
lệ, con trai La Ha bây giờ muốn chính thức cưới được vợ vẫn phải đi ở rể, nhưng
chỉ theo hình thức vài tuần đến vài tháng chứ không lâu như trước. Hết hạn ở rể
mới bắt đầu tổ chức lễ cưới chính thức thu mà phu (làm cơm rượu). Luật tục quy
định rằng, khi ở rể chàng trai phải làm tất cả những gì nhà vợ giao và chỉ nghỉ
khi vợ cho phép, bù lại anh ta sẽ được làm lễ cho phép chung chăn, chung gối để
đêm đêm được ngủ cùng vợ dù chưa làm lễ cưới chính thức.
Sau lễ
cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay
về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết. Trường hợp người đàn bà goá đi bước nữa,
người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ thu cơi poọng (làm gà báo cưới) đến gia
đình người chồng thứ nhất chứ không cần có quan hệ gì với bố mẹ của người đàn
bà goá. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại
tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ thu mà phu. Vì vậy, ở một số nơi,
bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới thu mà phu thì con phải làm lễ cưới
đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.
Hiện
nay, hình thức tiểu gia đình phụ quyền vẫn được bảo lưu. Việc hôn nhân đã được
cải tiến theo hướng tiến bộ. Đồng bào đang dần bỏ tục mua bán, ở rể và từng
bước xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình theo pháp luật của Nhà nước.
Nguyễn
Chinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét