Multi-ethnic group of students
Đa số người thành công và nổi tiếng đều có khả năng giao tiếp rất
tốt. Một trong số các yếu tố quan trọng nhất để làm được điều đó chính là học
cách lắng nghe. Dưới đây là bốn nguyên tắc giúp ích cho việc nâng cao kỹ năng
‘nghe và nói’ của bạn.
1. Khuyến khích người đối diện chia sẻ nhiều hơn
Nếu bạn bắt đầu một câu chuyện với ai đó, và họ chỉ thỉnh thoảng
xen vào vài câu kiểu như “Uh tôi cũng vậy”, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mất hứng
thú và có phần khó chịu.
Người biết cách lắng nghe sẽ thật sự quan tâm đến câu chuyện của
bạn và khuyến khích bạn chia sẻ cảm nhận của mình. Nếu bạn của bạn đang muốn
giải tỏa nỗi bức xúc về sếp của cô ấy, thay vì nói rằng bạn cũng vậy, hãy thể
hiện ra rằng bạn đang quan tâm đến vấn đề của cô ấy và muốn cô ấy chia sẻ nhiều
hơn bằng cách đặt những câu hỏi như: “Thật vậy sao? Có chuyện gì thế?” để khích
lệ cô ấy chia sẻ cởi mở hơn.
2. Thể hiện sự quan tâm bằng cách nắm bắt nội dung cuộc đối thoại
Khi giao tiếp sẽ có những chủ đề mà bạn không hứng thú, ít quan
tâm, hoặc không có nhiều thứ để chia sẻ. Trong trường hợp này, nhiều người
thường cố gắng kết thúc cuộc hội thoại càng nhanh càng tốt, hoặc chuyển chủ đề.
Dù cố gắng khéo léo đến đâu, người đối diện cũng sẽ nhận ra bạn chẳng hứng thú
với những gì họ nói, và điều ấy có thể khiến họ chạnh lòng.
Thay vào đó, bạn nên chú ý lắng nghe để nắm bắt được nội dung
chính và hỏi họ những câu hỏi liên quan. Cho dù bạn không ấn tượng với chủ đề,
nhưng điều này khiến họ nghĩ rằng bạn vẫn muốn nói chuyện với họ.
Ví dụ bạn của bạn đang nói về những chiếc xe của anh ta một cách
hào hứng. Bạn có thể chẳng quan tâm tới việc này chút nào và đây cũng không
phải chủ đề bạn hiểu biết, nhưng bạn vẫn có thể duy trì cuộc hội thoại bằng
cách hỏi anh ta thích nhất cái nào, và vì sao chiếc xe đó lại đặc biệt…
3. Đừng quên biểu lộ sự đồng cảm
Khi lắng nghe những vấn đề của người khác, chúng ta thường mất
kiên nhẫn và cố gắng thuyết phục họ chấp nhận ý kiến hay lời khuyên của chúng
ta. Nhưng sự nhiệt tình thái quá sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu sự thấu hiểu.
Một người biết cách lắng nghe luôn đặt sự đồng cảm trên những giải
pháp trong suốt cuộc hội thoại. Họ chú ý đến cảm xúc của người khác trước khi
đưa ra lời khuyên.
Để là một người biết chia sẻ, cố gắng đặt mình vào vị trí của họ
và xem xét vấn đề. Hãy nhớ nguyên tắc này: bạn phải hiểu người khác trước khi
mong muốn được thấu hiểu.
4. Luôn làm chủ cảm xúc của mình
Nếu không chú ý, chúng ta rất dễ mất kiểm soát cảm xúc khi giao
tiếp. Khi bị phê bình, chỉ trích hoặc nghe điều gì đó không tốt, chúng ta dễ
dàng phản kháng lại như “Ừ. Tôi biết bạn đang nói điều gì” hoặc “Không. Tôi
không phải một người như vậy.” Hành động này chỉ khiến vấn đề trở nên rắc rối
hơn và thậm chí phá hỏng cuộc đối thoại và mối quan hệ trước khi bạn biết đối
phương thực sự muốn truyền tải điều gì.
Một người biết lắng nghe sẽ biến những cảm xúc cá nhân thành những
câu hỏi lí trí. Duy trì cuộc hội thoại trongsự hòa nhã thể hiện bạn đặt tâm vào
việc lắng nghe người khác. Vì thế bạn sẽ được người khác tôn trọng.
Nếu một ai đó đưa ra một quan điểm mà bạn không đồng tình, hãy nhớ
giữ bình tĩnh. Sự điềm đạm sẽ khiến họ muốn chia sẻ ý kiến nhiều hơn và bạn
cũng có nhiều trải nghiệm hơn. Hãy tương tác với họ bằng sự chân thành và họ sẽ
trân trọng bạn.
Thiện Phong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét