Việt Nam
có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam
đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc
lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo
nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Thiếu nữ
dân tộc Tày
Nhóm
ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn; nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4
dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo; nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc:
Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La. Các tộc người thuộc 3 nhóm này cư
trú tập trung đông ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên
Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Làng bản của họ được xây dựng trên các triền
núi cao hay lưng chừng núi. Một số các tộc người như La Chí, Cống, Si La và một
vài nhóm Dao dựng làng ven các con sông, con suối. Tuỳ theo thế đất, đồng bào
dựng nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.
Đồng bào
giỏi canh tác ngô, lúa nếp, lúa tẻ và các loại rau, đậu trên nương rẫy và ruộng
bậc thang, đồng thời phát triển các nghề thủ công như rèn, dệt vải, đan lát. Đặc
biệt phụ nữ vùng cao rất giỏi dệt vải, thêu thùa, làm ra những bộ trang phục
độc đáo cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản
sắc văn hoá vùng cao, phô diễn toàn bộ đời sống kinh tế từ văn hoá ẩm thực, văn
hoá mặc, nghệ thuật thêu thùa, in hoa, biểu diễn âm nhạc, múa khèn... mang đậm
dấu ấn văn hóa tộc người.
Nhóm
ngôn ngữ Môn Khơ Me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ
Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ
Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây
Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương
rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên,
chùa của dân tộc Khơ Me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là
những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn - Khơ Me.
Nhóm
ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru. Đồng bào cư
trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển miền
Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.
Nhóm
ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú trên cả ba miền
Bắc, Trung, Nam, văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.
Vẻ đẹp
của các thiếu nữ dân tộc thiểu số
Có thể
nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em,
trong đó có những tộc người bản địa sống trên lãnh thổ Việt Nam, có những dân
tộc di cư từ nơi khác đến; có những dân tộc chỉ có số lượng vài trăm người, có
những dân tộc có hàng triệu người, nhưng các dân tộc luôn coi nhau như anh em
một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau chung sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc như lời
Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số: “Đồng bào
Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc
thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống
chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sông có thể cạn, núi có
thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta
quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự chủ của chúng ta”.
TS
Nguyễn Thị Ngân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét