Vợ chồng
bạn đồng quan điểm trong rất nhiều chuyện của đời sống trừ vấn đề tiền bạc.
Không ít lần hai người tranh cãi với nhau triền miên chỉ vì rắc rối này. Bài
viết sau sẽ giúp bạn giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ những xung đột không cần
thiết.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chúng ta
hiểu rằng cách hành xử với tiền bạc của mỗi người đều bị chi phối bởi quá trình
người đó được nuôi dưỡng, bởi những trải nghiệm trong đời, bởi quan niệm về
cách dùng tiền thế nào là đúng và muôn ngàn lý do khác.
Đôi lúc,
vì chúng ta nói chung một thứ ngôn ngữ nên ta nghĩ những người quanh mình cũng
đồng quan điểm trong cách hiểu cùng một khái niệm, song điều này không phải
luôn đúng.
Các tác
giả Howard Markman, Scott Stanley và Susan Blumberg đã trình bày một quá trình
gọi là “Kỹ thuật người nói - người nghe” và “Tranh đấu vì hôn nhân của bạn”.
Mục đích mà kỹ thuật này đặt ra không ngoài việc giảm thiểu số lần cãi vã.
Ai trong
chúng ta cũng hiểu rằng gia tăng xung đột gia đình đồng nghĩa với việc hình
thành suy nghĩ ác ý trong mỗi người cũng như giảm bớt mong muốn kiếm tìm một
giải pháp tích cực cho mối quan hệ đôi bên. Kỹ thuật này vô cùng đơn giản. Bạn
cần chọn thời điểm vui vẻ nhất với cả hai vợ chồng để triển khai.
Hãy để
một trong hai người bắt đầu nói liên tục mà không hề ngắt lời về mọi thứ cho
tới khi họ có thể “dốc” toàn bộ tâm tư của mình. Mục đích không phải để buộc
tội hay chỉ trích mà chính là để người nghe hiểu được những suy nghĩ của người
đang nói.
Để làm
được điều này, bản thân mỗi người phải tự thành thật với chính mình trong việc
nhìn nhận nỗi sợ hãi cũng như lo lắng từng góp phần “châm ngòi” cho những cuộc
tranh cãi.
Sau khi
người thứ nhất nói xong, người nghe sẽ tóm tắt lại những điều vợ/chồng vừa nói.
Rõ ràng, để làm được việc đó, người nghe phải rất chú tâm. Nếu người nghe không
thể tóm tắt chính xác, người nói cần bình tĩnh làm rõ những điểm chưa hoàn
chỉnh.
Xin nhắc
lại một lần nữa, mục đích của việc này nhằm nỗ lực để hai người cùng hiểu rõ về
nhau hơn chứ không phải để chỉ trích thêm về nhau.
Tới lượt
người nghe có cơ hội diễn giải một mạch về những cảm giác, suy nghĩ và lo lắng
của họ, người thứ nhất sẽ lại đóng vai trò “thính giả”, rồi tiếp tục tóm tắt
lại những gì vừa nghe để đảm bảo họ có để tâm tới chúng.
Thường
thì nếu hiểu được cảm giác thật sự của mỗi người đằng sau những trận cãi vã,
người ta dễ tạo được không khí ôn hoà, cởi mở để đi tới quyết định chung hơn.
Còn nếu những cảm giác đó chưa “xuôi chèo mát mái” thì hai vợ chồng hoàn toàn
có thể tiếp tục thảo luận với nhau bằng cách quy ước thời điểm sẽ làm rõ thêm
vấn đề.
Làm được
như thế, vợ chồng đều phấn khởi và sẵn sàng dồn tâm sức cho việc tìm giải pháp
cho xung đột sao cho cả hai cùng thấy mình được tôn trọng, củng cố thêm mối
quan hệ gia đình.
Rõ ràng,
đây là một kỹ thuật đơn giản song lại khá hiệu quả vì nó giúp hai vợ chồng thấu
hiểu những khác biệt của nhau và cùng hướng tới những quyết định tích cực hơn
trong đời sống.
Dương
Kim Thoa
Theo Sheknows
Việt Báo (Theo_ Dân trí )
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét