Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Các nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 21:47, under | No comments

Cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn.
Nhiều trẻ rất lười ăn do bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim... Cha mẹ nên đưa cháu đến bệnh viện làm xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời (tẩy giun). Cần giữ vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh nơi ở cho trẻ.


Ảnh minh họa - nguồn internet

Chán ăn là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe các cháu và gây lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Để điều trị, cần xác định nguyên nhân gây chán ăn và tìm cách khắc phục các nguyên nhân đó:
1. Thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi
Muốn trẻ ăn ngon miệng, cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm. Điều này vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán, vừa giúp cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhiều người cho rằng chỉ có một số loại thức ăn là bổ và tốt với trẻ (như thịt, trứng, sữa, cá quả, cá chép...) và khi nấu, họ thường lặp đi lặp lại một kiểu; trẻ ăn mãi sẽ chán. Trên thực tế, trẻ cần ăn đa dạng vì khi phối hợp nhiều loại thực phẩm, chúng sẽ hỗ trợ nhau tạo nên khẩu phần cân đối, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Do vậy, ngoài thịt, trứng, sữa, cá..., cần cho trẻ ăn thêm đậu đỗ, vừng, lạc, tôm, cua, ốc, rau xanh, quả chín.
2. Trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc
Những trẻ ngay từ bé đã bị nhồi ép sẽ có tâm lý chán và sợ ăn, nhiều khi thành phản xạ và thói quen, cứ thấy cha mẹ bưng thức ăn ra là khóc lóc, chạy trốn. Hãy tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, vui thú, nhất là tâm lý ganh đua khi ăn để kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng. Thực tế cho thấy, ở những gia đình đông con, do ganh nhau ăn nên trẻ sẽ ăn ngon miệng và dễ nuôi hơn. Với trẻ là con một, bố mẹ nên tạo điều kiện cho cháu hòa nhập với các bạn cùng trang lứa trong vui chơi, sinh hoạt và ăn uống để tạo tâm lý chia sẻ và ganh đua, nhằm kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
3. Dùng bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
Sau khi hấp thu vào cơ thể, đồ ngọt sẽ nhanh chóng làm đường huyết tăng lên, gây cảm giác "no giả tạo". Vì vậy, trẻ không muốn ăn các thực phẩm khác tuy thực chất vẫn đói và thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế.
4. Thiếu một số vitamin và khoáng chất
Nhiều trẻ bị chán ăn do thiếu vitamin A, B, C... hoặc các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm... Các chất này có nhiều trong thức ăn gốc động vật (thịt, trứng, cá... ), đậu, đỗ, rau quả và ngũ cốc; nhưng do trẻ ăn ít hoặc ăn kiêng nên bị thiếu. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất dưới dạng polyvitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng chán ăn của trẻ (nhưng không nên dùng kéo dài vì tình trạng thừa các chất trên sẽ gây hại cho cơ thể).
Tóm lại, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, khắc phục chứng chán ăn, cha mẹ cần bảo đảm một chế độ dinh dưỡng đa dạng, kết hợp với điều kiện tâm lý thoải mái.

TS Hoàng Kim ThanhSức Khỏe & Đời Sống

Việt Báo (Theo_VnExpress )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive