Với phụ nữ thì tình cảm, sự ổn định và chung tình là quan trọng, trong
khi đàn ông cứ tưởng rằng "công cụ" càng "hoành tráng" thì
chị em... càng sung sướng. Thế nên mới có khả năng nhiều câu hỏi đặt ra quanh
cái của quý của họ.
"Cái ấy" có di
truyền không?
Có, nhưng chả giống y
chang như của "ông cụ thân sinh đâu". Chiều dài có thể na ná nhưng
thể tích không thể giống 100%. Dài ngắn phụ thuộc vào thời điểm con trai dậy
thì - lượng hormone có đủ để kích thích cho "chú chim" mau lớn hay
không.
Tại sao "đang tự
nhiên" nó lại cứng?
Chả có gì là "đang
tự nhiên" cả. Sự thay đổi độ lớn bất thường của "cái ấy" trước
hết phải do tâm lý. Khi cảm giác "thích" tác động lên não bộ mới gây
cương.
Cụ thể sự cương do cái gì
tạo ra?
Có nhiều yếu tố quyết
định chuyện "cái ấy đứng lên" hay không, bao gồm:
Cương phản xạ: Người đàn
ông bị chấn thương tuỷ sống vùng xương cùng 1 đến xương cùng 4 thì thường
"cái ấy" không thể cương được. Lý do là tại đây có rễ của thần kinh
tuỷ đi ra cùng với thần kinh thẹn, thần kinh hang chi phối dương vật.
Cương thần kinh: Nhìn
thấy cô gái đẹp, nhìn thấy người yêu, hoặc xem phim sex... đều có thể
"nhúc nhích". Như vậy phải có sự tham gia của thần kinh giao cảm, phó
giao cảm.
Yếu tố làm giãn thể hang:
Khi có một kích thích từ hệ phó giao cảm sẽ bài tiết Acetyl Choline cùng với
VIP (vaso Intestinal Polypeptid) và Nitric Oxide (NO). NO kích thích men
Guanylate cyclase chuyên phân huỷ Guanosine Triposphate (GTP) để chuyển thành
Cyclic Guanosine Monophosphate (cGMP) là yếu tố gây giãn cơ trơn thể hang. Lúc
đó, máu dồn vào hai thể hang, càng dồn vào nhiều thì "cái ấy" càng
căng tối đa.
Có phải sinh hoạt tình
dục nhiều thì sau này dương vật dễ bị tê liệt?
Cũng gần đúng như vậy.
Bạn bắt "công cụ" làm việc liên tục, một ngày đẹp trời nó mệt mỏi và
đình công. Lúc ấy, uống miếng thuốc hối hận chả kịp nữa.
Nếu chẳng may bị
"đứt" khi còn nhỏ thì có cách gì tạo hình được không?
Được. Ở phía Bắc các bạn
biết đến bệnh viện Việt Đức. Ở phía Nam các bạn đến khám ở bệnh viện Bình Dân.
Các bác sĩ sẽ tái tạo theo kiểu "giật gấu, và vai" để "cái
ấy" của chàng có được chiều dài và thể tích không thua kém bạn bè.
Thế nhỡ vợ giận quá mất
khôn...?
Hãy nhớ "xin
lại" và đi nhanh đến bệnh viện. Trong vòng 6 giờ kể từ khi "cái
đó" bị "hành quyết", các bác sĩ vẫn nối lại được cả mạch máu,
thần kinh. Sau chừng 2 tháng "dụng cụ này" sẽ hoạt động lại.
Trường hợp nó bé theo
kiểu suy dinh dưỡng?
Bác sĩ sẽ dùng da bìu tạo
ra một cái áo bọc bên ngoài. Thế là chàng trai sẽ đầy kiêu hãnh với "dụng
cụ" ... vừa dài, vừa rộng.
Tại sao có người bị cong?
Cong có nhiều lý do.
Thường là khi dậy thì, dương vật cương lên, chàng trai thấy hay hay cầm tay rồi
bẻ, có lần nó bị đau và gẫy. Nhiều người sẽ phản đối: Nó làm gì có xương mà
gẫy! Khi máu dồn vào thể hang thì "cái ấy" có thể cứng như... một cái
đèn cầy, thế nên bẻ mạnh là gẫy.
Những ngày kế tiếp chàng
trai sẽ bị đau nhưng rồi bỏ qua. Khi chuẩn bị cưới vợ chàng trai mới "săm
soi" dụng cụ và hoảng hốt khi thấy nó hơi cong. Lúc này mà đến bác sĩ vẫn
còn kịp. Cuộc phẫu thuật sẽ bóc tách các sợi sơ xinh ra vì chấn thương rồi uốn
nó về gần với vị trí như nó phải có. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị cong từ
nhỏ, cong từ gốc.
Có điều gì khiến họ lo
lắng nữa?
Nhiều lắm, bởi trong các
cơ quan của cơ thể thì "cái ấy" làm bộ phận phức tạp nhất. Lúc muốn
hành sự có khi nó nằm ỳ ra, lúc không cần thì nó lại lồm cồm bò dậy như diễu
cợt. Có lúc ông chủ chưa muốn "khai hoả" nó cứ "cướp cò"
bắn loạn xạ. Trớ trêu nữa có ông chủ muốn "đình chiến" nhưng nó cứ
"đứng" hiên ngang không chịu trở về tư thế "nghỉ".
Có cách nào giữ gìn dương
vật?
Nên chỉ dành riêng cho bà xã để khỏi lo lây nhiễm bệnh. Quan hệ tình dục
điều độ, đừng kiểu này kiểu kia là biện pháp giữ gìn tốt nhất. Bà xã là người
hợp pháp, biết bảo dưỡng "món đồ" này.
(theo
Thời Trang Trẻ)
Việt
Báo (Theo_24h )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét