Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

8 quy tắc an toàn cho trẻ bố mẹ nhất định phải biết

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:15, under | No comments

Những vết bầm dập và trầy trụa là điều không thể tránh khỏi trong quá trình lớn lên của con trẻ. Tuy nhiên, một vết thương nhỏ có thể chỉ cách một bước so với 1 chấn thương chết người.
Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ hãy bảo đảm an toàn cho con mình với 8 quy tắc căn bản sau đây:
1. Nguyên tắc ngủ
- Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ, việc này giúp giảm 3 lần nguy cơ tử vong ở trẻ.
- Chăn mền ren có thể chặn đường hô hấp của trẻ trong giấc ngủ.
- Nệm ngủ nên làm bằng cao su đàn hồi tốt, nệm cứng, nằm không lún xuống.
- Nếu nhà có cũi cho trẻ, thì khoảng cách giữa 2 thanh chắn phải vừa 1 lon nước ngọt. Khoảng cách này đảm bảo trẻ không kẹt chân tay hay bất cứ bộ phận nào giữa các thanh chắn.
- Khi ngủ, trẻ không được đeo khăn quàng cổ, mũ nón, yếm, núm vú, quần áo... có dây.


Trẻ nên nằm ngửa khi ngủ.
2. Ngăn ngừa té ngã
- Cầu thang trong nhà phải luôn có cổng an toàn ở đầu và cuối cầu thang.
- Luôn thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên ghế cao hay xe đẩy.
- Nếu con bạn ngồi trong xe tập đi, hãy đảm bảo bé không thể đến gần cầu thang, thiết bị nhiệt (nồi cơm điện, ấm đun siêu tóc, máy quạt...) hay dây điện, ổ cắm điện.
- Cửa sổ phải có song sắt an toàn.
- Các tủ trong nhà phải vững chắc, không có nguy cơ đổ đè lên người bé.


Cầu thang phải luôn được cài chắn an toàn.
3. Ngăn ngừa ngạt thở
- Đảm bảo đồ chơi không chứa những phần rời mà bé có thể tháo ra và nuốt.
- Thực đơn cho trẻ dưới 5 tuổi không nên chứa thực phẩm cứng hình tròn, như xúc xích thái lát, hạt nhân, kẹo cứng, quả nho và hạt ngô.
- Bạn phải luôn kiểm tra những thứ ở dưới sàn nhà mà con bạn có thể nhìn thấy và cho vào miệng.
- Tập thực hành biện pháp cấp cứu ngạt thở cho trẻ (CPR).


Bố mẹ nên học cách cấp cứu cho con khi bị hóc, ngạt.
4. Ngăn ngừa hỏa hoạn
- Giấu diêm quẹt khỏi tầm tay của trẻ. Đồ chơi trẻ em không được tạo ra lửa.
- Đừng bế con khi đang nấu ăn.
- Để ý máy sấy tóc và các thiết bị điện, ngắt điện sau khi sử dụng và đặt chúng vào nơi an toàn. Tháo dây cắm điện nếu cần thiết.
- Để nước sôi và thức ăn nóng tránh xa tầm với của trẻ. Chảo, nồi... có tay cầm không được đặt ở mép bàn, bệ.
- Gắn thiết bị báo cháy ở nhà, nó giúp giảm đến 50% nguy cơ tử vong do hỏa hoạn.


Không để diêm quẹt ở gần trẻ.
5. Ngăn ngừa ngộ độc
- Nếu nghi ngờ con đã nuốt phải thứ gì nguy hiểm, đừng ép trẻ nôn ra hay khiến trẻ phải đi tiêu ra những thứ đó. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
- Hơn phân nửa tình trạng ngộ độc ở trẻ là do bốc nhầm thuốc và nuốt. Do đó hãy cất giữ thuốc (kể cả vitamin) ra khỏi tầm với của trẻ.
- Đừng gọi thuốc là "kẹo", điều này sẽ khiến trẻ thích thú với những viên thuốc.
- Khóa các tủ đựng thuốc tẩy và thuốc uống.
- Đảm bảo các đồ dùng chạy pin (đồng hồ báo thức, remote, đèn pin...) không nằm trong tầm với của trẻ.
- Luôn có số điện thoại của bác sĩ để gọi điện nhờ tư vấn trong trường hợp khẩn cấp.


Thuốc nên đặt ngoài tầm với của trẻ.
6. Ngăn ngừa chết đuối
- Tháo nước thau, bồn tắm, xô chậu ngay sau khi tắm xong.
- Nắp bồn cầu, cửa phòng tắm... nên đóng lại.
- Các nguồn nước trong vườn, ngoài sân phải được rào lại.
- Nhiều bố mẹ tin rằng nếu con mình biết bơi thì không cần phải giám sát trẻ ở dưới nước. Thực tế, 47% trẻ em từ độ tuổi 10-17 vẫn chết đuối dù có kĩ năng bơi lội.
- Các bi kịch do "thần nước" gây ra thường chỉ diễn biến trong câm lặng và chưa tới 1 phút. Do đó, đừng bao giờ để con bạn chết đuối vì mãi lo xem điện thoại.


Trẻ có thể ngã vào những hồ chứa nước xung quanh nhà.
7. Không ngồi tư thế chữ W
Đây là tư thế ngồi rất phổ biến ở trẻ vì nó khá thoải mái. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về chỉnh hình. Theo Trung tâm y khoa Childsplay Therapy Center (Mỹ), tư thế chữ W rút ngắn, bó chặt cơ hông và cơ chân, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phối hợp, giữ thăng bằng, sự phát triển các vận động thô. Tiếp đến, nó làm tăng nguy cơ trật khớp hông, đặc biệt nếu trẻ đã có tật từ trước. Ngồi chữ W khiến trẻ khó khăn khi xoay người, sử dụng cùng lúc hoặc bắt chéo hai tay dẫn đến vấn đề sức khỏe khi thực hành các kỹ năng ở lớp học như viết. Thêm vào đó, cơ lưng và cơ bụng không được tác động khiến trẻ không thể giữ thẳng người. Bé có thể vẫn giữ nguyên tư thế như vậy khi đứng lên.
Do đó, hãy ngăn ngừa trẻ ngồi tư thế này ngay từ đầu. Tốt nhất là trẻ nên ngồi duỗi thẳng chân ra.


Tư thế này là đại kị đối với trẻ em.
8. An toàn trên xe hơi
- Chỉ đến khi trẻ đạt chiều cao 1m4 và nặng 32kg thì mới có thể ngồi trong ghế ngồi của người lớn. Nếu trẻ quá lớn để ngồi trong ghế trẻ em nhưng vẫn còn nhỏ để ngồi trong ghế người lớn, thì bạn phải kê một đệm ngồi cho trẻ
- Nếu trẻ ngồi trong ghế người lớn thì phải thắt dây an toàn. Dây choàng qua ngực và vai trẻ, chứ không choàng qua cổ.
- Trẻ dưới 2 tuổi phải được đặt trong ghế ngồi dành riêng cho trẻ, ngược với chiều di chuyển của xe.


Trẻ dưới 2 tuổi nên đặt ngồi ngược hướng với chiều chuyển động của xe.
Hãy luôn cẩn trọng để tránh cho trẻ những tai nạn ngoài ý muốn và phát triển khỏe mạnh bạn nhé!

Theo TTXVN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive