10 nguyên tắc vàng trong cách dạy con dưới đây được 2 nhà sư phạm
đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại Maria Montessori và Anton Makarenko tổng
hợp. Những đóng góp của 2 người đã được UNESCO công nhận.
1. Hành vi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ trẻ
Các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng chỉ có thể giáo dục trẻ bằng lời
nói khi dạy dỗ hoặc yêu cầu con làm 1 việc gì đó. Thực chất, trẻ luôn học từ
mọi thứ xung quanh, kể cả khi bạn không có chủ đích hướng dẫn và dạy dỗ chúng.
Trẻ sẽ học mọi người, đặc biệt là cha mẹ từ cách ăn mặc, giao tiếp
với mọi người, sự sáng tạo, cách bạn đối diện với mọi việc trong cuộc sống,
dáng điệu nói cười,…
Nếu bạn là người hành xử kém văn minh, thường xuyên rượu chè, thậm
chí là xúc phạm người mẹ hoặc mọi người xung quanh thì chính là hình mẫu xấu xí
cho con học theo.
2. Giáo dục cần phải thiết thực, chân thành và nghiêm túc
Nuôi dạy 1 đứa trẻ cần đảm bảo được đủ 3 yếu tố trên. Cha mẹ
nghiêm túc không có nghĩa là thường xuyên nổi nóng, quát mắng trẻ. Cha mẹ cần
phải dựa trên điều kiện cụ thể của gia đình mình để nuôi dạy con 1 cách chân
thành.
3. Phụ huynh nên xác định rõ mình mong đợi điều gì từ con
Bạn nên xác định rõ mình mong đợi điều gì từ con trẻ để xuy xét và
tìm ra điều đúng, điều sai trong cách nuôi dạy con. Ai cũng có thể mắc sai lầm,
dù bạn có yêu và muốn làm mọi điều tốt đẹp cho con. Hãy tìm hiểu rõ nguyên do
và tìm ra cách giải quyết để nuôi dạy con tốt nhất.
4. Cần quan tâm và theo sát con
Trẻ em luôn cần có không gian riêng để tự do làm những điều mình
muốn. Tuy nhiên, chúng không đủ khả năng để phân biệt tất cả những mối nguy
hiểm xung quanh. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và luôn dành thời gian để
dạy dỗ, hướng dẫn con khám phá thế giới một cách an toàn.
5. Chìa khóa của giáo dục là tính tổ chức
Nuôi dậy 1 đứa trẻ cần được chuẩn bị và tuân thủ những quy tắc đã
đề ra, từ những việc nhỏ nhất. Chính vì vậy, cha mẹ nên áp dụng các bài học và
sử dụng thời gian 1 cách có tổ chức thay vì dành quá nhiều thời gian mà không
thu được nhiều kết quả.
6. Giúp đỡ trẻ là niềm vui, không phải là trách nhiệm
Giúp đỡ trẻ là việc cần thiết, nhưng không nên quá bao bọc con
khiến chúng cảm thấy nhàm chán và bị làm phiền. Trong nhiều trường hợp, con trẻ
cần học cách vượt qua những khó khăn và thách thức, cho dù nó có phức tạp, khó
thực hiện đến đâu.
Thay vì luôn làm hộ con, cha mẹ nên hướng dẫn và làm mẫu để con
học rồi làm theo. Điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng, còn giúp trẻ thêm tự
tin vào khả năng của mình.
7. Không lạm dụng lời khen hay khiển trách
Không nên khen ngợi trước mặt trẻ, vì điều này khiến các con cảm
thấy tự phụ và ít cố gắng hơn. Tương tự, cha mẹ không nên chê mắng, trách phạt
các con thường xuyên, đặc biệt là trước mặt người khác khiến trẻ cảm thấy tức
giận và có tư tưởng chống đối.
Cách tốt nhất là khen ngợi cả quá trình cố gắng của con cũng như
chỉ ra những sai lầm để con sửa sai. Điều này có tác dụng khích lệ trẻ tiếp tục
phấn đấu nhiều hơn.
8. Trẻ cần nhận được yêu thương để hiểu rõ giá trị bản thân
Cách tốt nhất để trẻ biết tôn trọng bản thân, biết sẻ chia với mọi
người là trao cho con tình yêu thương. Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu
thương của cha mẹ và mọi người xung quanh khi lớn lên sẽ dễ dàng trở thành
người bao dung, nhân ái hơn.
9. Đừng bao giờ nghĩ mình đã hy sinh tất cả vì con
Cha mẹ thường hay phàn nàn rằng mình đã hy sinh tất cả và dành mọi
điều tốt đẹp nhất mình. Điều này hoàn toàn không nên, vì nó đã mặc nhiên trở
thành 1 gánh nặng, 1 món nợ đối với con cái.
Các bậc cha mẹ hãy sống vì mình trước tiên và lan truyền hạnh phúc
sang cho con.
10. Chúng ta không thể dậy trẻ hạnh phúc, nhưng có thể hướng dẫn
trẻ cách làm thế nào để hạnh phúc
Tình yêu và hạnh phúc đối với mỗi người mỗi khác. Bởi vậy, cha mẹ
nên giúp trẻ nhận ra những giá trị của hạnh phúc theo cách riêng của mình, thay
vì so sánh và ghen tị với người khác.
Theo Linh Trang (Theo Brightside) (Dân Việt)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét