vẫn bực
bội khi phải tha lỗi cho những điều khó ưa đó.
Điều này
không có gì trái với tự nhiên, vì tha thứ thường khó hơn làm lỗi rất nhiều lần,
tuy vậy nó hoàn toàn là điều có thể. Mời bạn tham khảo một số bước gợi ý dưới
đây để hiểu rằng chuyện gì cũng thực hiện được nếu ta thật quyết tâm.
Ảnh minh họa - nguồn internet
• Đừng
đợi nhận được lời xin lỗi. “Thông
thường chúng ta rất biết cách bảo vệ lẽ phải của mình: ‘Không lý gì tôi phải
tha thứ cho hắn trước trừ phi hắn thừa nhận sai phạm và xin lỗi tôi,’ Mariah
Burtom Nelson, tác giả quyển The unburdened heart: Five keys to forgiveness and
freedom (tạm dịch: Trái tim thảnh thơi: 5 chìa khóa giúp bạn vị tha và thư
thái), nhận xét.
“Nhưng
nếu chúng ta làm điều đó (chấp nhận tha thứ trước khi nhận được lời xin lỗi)
thì chúng ta sẽ tránh được tình trạng tâm trí bị đeo đẳng bởi cơn giận dữ trong
khoảng thời gian không lấy gì làm ít ỏi, và thường thì chính chúng ta mới là
người gánh chịu các thiệt hại do sự tức giận ấy gây ra. Điều này có khác gì bạn
tự mình đặt niềm vui, sự thanh thản dễ chịu của bản thân vào tay người khác?
• Tìm
cách thông cảm với sự xúc phạm. Hành
động xúc phạm bạn của anh ta hay cô ta có lẽ xuất phát bởi một nỗi đau chôn kín
nào đó, và họ phải dùng nó như một trong những phương cách tự vệ. “Có một câu
tôi vẫn thường nhắc nhở mình: đằng sau bất kỳ hành động thô lỗ nào, thường là
một chuyện đau lòng,” Nelson nói tiếp.
Hãy thử
hoán đổi vị trí giữa bạn và người xúc phạm. Bằng việc làm này bạn đã tự mình
từng bước tháo bỏ những bực bội chất chứa trong lòng ít nhiều rồi đấy. Một sự
việc chỉ gây khó chịu khi chưa được các bên liên quan hiểu thấu đáo mà thôi. Và
Tiến sĩ Robert Karen thêm vào: “Chúng ta cũng hay quên một điều rằng ngay với
những người yêu thương chúng ta (hoặc những người chúng ta yêu thương) rất mực
đôi khi vẫn không tránh khỏi việc làm tổn thương, và có thể cả phản bội chúng
ta. Nhưng trên hết, điều này không bắt buộc phải là dấu hiệu đi đến việc chấm
dứt mối quan hệ với họ.”
• Hãy
đừng quên rằng bản thân bạn cũng từng gây ra không ít lỗi lầm. Nhìn vào sự thật này để thấy rằng
người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể làm điều này nhỉ?
• Hãy
“kịch” một chút. “Nếu
bạn không thể hiện điều này qua hành động bất kỳ thì bạn khó mà chắc chắn rằng
đã thực lòng tha thứ”, Worthington nói. Ví dụ: bạn có thể cầm một cục đá kha
khá trong tay và thả rơi nó xuống khi bạn nói lời tha thứ, hay bạn cũng có thể
thắp lên một ngọn nến và liên tưởng những gì chất chứa trong lòng sẽ dần biến
mất như sáp nến kia đang từ từ tan chảy.
• Nhớ
rằng tha thứ không phải là quên mất. Đôi khi dù chuyện buồn đã xảy ra từ
lâu và bạn cũng đã tha thứ nhưng vẫn không tránh khỏi những phút nhói lòng bất
chợt khi một sự việc tương tự vô tình xuất hiện. Vì vậy, bạn được khuyên rằng
nên thường xuyên làm mới lại sự khoan thứ của mình trên một vài khía cạnh.
• Sau
cùng, tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho bản thân.
BÙI
NGUYỄN QUÝ ANH (theo Psychology Today)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét