Ngọn Yên
Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt
Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là
Bạch Vân Sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử khoảng 6.000m với 6
giờ đi bộ liên tục với hàng ngàn bậc đá qua những cánh rừng trúc, rừng tùng...
Hành trình lên Yên Tử hôm nay khách hành hương sẽ không vất vả như xưa nhờ hệ
thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên
cổng trời do Cty CP Phát triển Tùng Lâm đầu tư đã được đưa vào sử dụng từ mùa
lễ hội 2008. Cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người vạch tuyến, tham gia khởi
công và lên chiếc Cabin đầu tiên khai thông hệ thống tuyến cáp treo 1.
Nhà
ga cáp treo công trình mô phỏng kiến trúc tháp thời Trần tăng thêm vẻ đẹp cho
“non thiêng phật tử”.
Yên Tử trở
thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác
áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là
dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự
Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình
lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi
ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị
tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách
Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước
với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện
Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa
còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Chùa Đồng
Toạ lạc
trên độ cao 1.068m, chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam
ghi nhận là ngôi chùa Đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là
ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới. Chùa Đồng được ví như
một "kỳ quan mới" tại khu danh thắng Yên Tử .
Tương
truyền rằng đỉnh Yên Sơn (nơi đặt chùa Đồng) trước kia được gọi là "núi
thiêng" - nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ. "Trăm năm tích đức tu
hành/ Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu" - Yên Tử linh thiêng là thế và
cũng hấp dẫn mọi người vì thế. Từ giờ trở đi, du khách thập phương đến Yên Tử
sẽ được chiêm ngưỡng một "bông sen vàng" độc nhất vô nhị trên đỉnh
trời. Những câu chuyện ly kỳ, huyền bí về chùa Đồng sẽ tiếp tục được truyền
tụng bởi giờ đây, chùa Đồng đã trở thành "ngôi chùa của những kỷ
lục"...
Chùa
Đồng
“Bông sen
vàng” là ngôi chùa Đồng thứ tư được xây dựng trên đỉnh núi Yên Tử. Ngôi chùa
Đồng đầu tiên được xây dựng từ thời Vua Cảnh Hưng (hậu Lê, năm 1780). Ngôi chùa
Đồng đầu tiên này bị thiên nhiên làm hư hại, sau đó bị kẻ gian lấy cắp. Ngôi
chùa thứ hai bằng bêtông cốt đồng được dựng năm 1930, do bà Bùi Thị Mỹ (chùa
Long Hoa) thiết kế. Ngôi chùa thứ ba được dựng năm 1993 từ đóng góp hảo tâm của
ông Nguyễn Sơn Nam (Việt kiều Mỹ). Nhà nghiên cứu Phật giáo Trần Ngọc Hằng
(Giáo hội Phật giáo VN) đánh giá: "Chùa Đồng giá trị không chỉ ở chất liệu
đồng. Đồng ở đây còn phải được hiểu là chữ "đồng" trong quan niệm
người Việt - đồng lòng, đồng nhất, đồng chí, đồng tâm hiệp lực. Trong thời đại
mới, chữ "đồng" với ý nghĩa "đại đoàn kết" vẫn luôn là bài
học của cả dân tộc. Với ý nghĩa to lớn như vậy, chắc chắn ngôi chùa Đồng lần
này sẽ trường tồn cùng dân tộc".
Chùa Hoa
Yên
Thường gọi
là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Chùa nguyên tên là Vân Yên,
do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường
Chiếu. Kế tiếp Thiền sư Hiện Quang là Quốc sư Trúc Lâm, Quốc sư Đại Đăng, Thiền
sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Đại Đầu Đà Trúc Lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng
Trần Nhân Tông (1299) v.v...
Đại Đầu Đà
Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ 6 ở Yên Tử, nhưng đến Ngài, Ngài đã thống nhất các
Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc
Lâm đệ nhất Tổ.
Chùa
Hoa Yên.
Ngài cho
mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông, trống, nhà dưỡng
tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ
khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành
trung tâm Phật giáo thời bấy giờ.
Đến khoảng
niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa, thấy cảnh hoa
nở đầy sân, bèn cho đổi tên là Hoa Yên.
Trước chùa
Hoa Yên có Huệ Quang Kim Tháp xây năm 1309, an táng Xá Lợi Trần Nhân Tông, và
hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần.
Hệ thống
chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu, xây dựng quy mô lớn: chùa Cầm Thực,
chùa Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Thiên Trúc v.v…
Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002.
Chùa Đồng
là công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể di tích Yên Tử,
Quảng Ninh. Chùa có diện tích 20m2, tổng trọng lượng là 60 tấn được đúc hoàn
toàn bằng đồng nguyên chất, nằm ở độ cao hơn 1.000m.
Di tích
này được Vietkings công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm cao nhất cả
nước. Tuy vậy, đến nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh niên đại lịch sử của
ngôi chùa cũng như nguyên bản của nó.
Chùa Giải
Oan
Khúc hát
thiền ca chùa Giải Oan
Rì rào
tiếng suối giữa mây ngàn
Ngân nga
chuông vọng chiều xa vắng
Cung nữ
ngàn xưa tiếng thở than.
(Chùa Giải
Oan - Hoàng Quang Thuận).
Chùa mới
ngày nay được xây trên nền móng ngôi chùa cũ thời Trần, trên nền đàn tràng dải
kết những oan hồn cung nữ đã vì vua mà trẫm mình dưới suối trước cửa chùa. Qua
nhiều lần trùng tu, chùa nay được xây dựng khang trang (do nhà sư Chân Đức,
Việt kiều ở Canada và các phật tử thập phương công đức tôn tạo, khởi công năm
1994, khánh thành năm 1997). Hầu hết tượng Phật ở chính điện và tượng Sư Tổ là
tượng cổ của chùa xưa.
Chùa Giải
Oan có cấu trúc hình chữ "đinh", bao gồm 5 gian và hậu cung. Cánh cửa
bức bàn chạm khắc rất công phu theo mô típ "tứ bình", "tứ
quý". Chùa mái cong lợp ngói mũi hài.
Chùa
Giải Oan
Nhà thờ
Mẫu được tôn tạo cuối năm 2003 để thờ thân mẫu của Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm là Đức
Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu. Ban thờ Mẫu có nhiều tượng cổ (trước đây
thờ tại chùa cũ). Phải chăng các cung tần mỹ nữ xưa kia, sau khi trẫm mình
xuống suối linh hồn của họ siêu thoát về "thiên cung", "thoải
phủ" hiện thân thành Mẫu và được tôn thờ ở chốn Giải Oan này.
Theo
chuyện xưa, chùa Giải Oan không chỉ là nơi lậpđàn tràng giải oan cho các cung
nữ mà còn là nơi Đệ Tam Tổ Huyền Quang giải nỗi oan khuất của mình với nàng
Điểm Bích, trước khi về kinh đô làm lễ sám cho triều đình (thời Vua Trần Minh
Tông).
Đối với
tínđồ, phật tử, chùa Giải Oan là nơi tiếp giáp với cảnh trần ai, nơi giải kết
nỗi oan khiên trần tục để tâm linh siêu thoát, trở về với cảnh giới của Phật
(nơi núi thiêng Yên Tử). Rời chùa Giải Oan để tiếp tục hành hương, nhìn về phía
nam cỏ cây hoa lá như trải thảm, bên tai vẫn văng vẳng tiếng chuông chùa như
khúc ca thiền:
Dưới lòng
thung rộng sim nở hoa
Thảm cỏ
rộng xanh nắng la đà
Bốn bề núi
biếc mây bao phủ
Suối hát
muôn đời tiếng thiền ca.
(Chín suối
chung một dòng - Hoàng Quang Thuận)
Chùa Lân –
Thiền viện Trúc Lâm
Năm 1293
vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân khang trang lộng lẫy, chùa
Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là
Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh.
Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống
chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.
Trong
kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu huỷ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống
các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên
(1647-1726).
Chùa
Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Ngày 19
tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân – Thiền Viện Trúc
Lâm Yên Tử đã được tổ chức. Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hoà
thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của
các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước. Đại đức Thích Kiến Nguyệt; Đại đức
Thích Tâm Thuần; Đại đức Thích Tâm Hạnh; phật tử Đào Thị Phương (Hà Nội),
Trưởng Ban QLDT ông Nguyễn Trần Trương, nhà báo Nguyễn Anh Dũng là những người
đầu tiên đi khảo sát và quyết định tham mưu cho Hòa thượng Thích Thanh Từ xin
phép các cơ quan chức năng cho xây dựng Thiền viện. Nhân dịp ngày sinh của Điều
Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, ngày 11 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (2002) Chùa Lân –
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử được chính thức khánh thành sau hơn 10 tháng xây
dựng trên diện tích gần 5 mẫu.
Chùa Lân
nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Hiện thời ngõ chùa
Lân vẫn còn lưu dấu tích xưa, ngõ dài, rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà
sư. Các công trình chính của chùa gồm: Chính điện, Nhà thờ Tổ, Lầu trống, Lầu
chuông, Nhà tăng, La Hán đường… Bài trí trong chùa đơn giản, dùng ngay chữ quốc
ngữ trên các hoành phi, câu đối.
Tháp
Tổ Huệ Quang
Trong toà
Chính điện có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn. Sau Chính điện, trước
nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm có tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương có nguồn
gốc từ Nam Mỹ, tượng cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng
khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế.
Trước sân
Thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ, đường kính
1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, tỉnh Quy Nhơn. Quả cầu
được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bên ngoài là bể nước
hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho bát chính
đạo. Quả cầu đã được trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác định: Quả cầu Như ý lớn
nhất Việt Nam.
Hệ thống
cáp treo do Cty CP phát triển Tùng Lâm đầu tư đã sẵn sàng phục vụ du khách
trong mùa hội 2012.
Trong La
Hán đường có bộ tượng gỗ mười tám vị La Hán được chạm khắc tinh tế, đủ các dáng
điệu tư thế và lai lịch của từng vị.
Phía bên
trái tháp thiền viện có một cây đa cổ thụ bảy trăm năm tuổi, cành lá sum xuê
Hải Đăng
- Như Ý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét