Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Ông chủ “lâu đài” Tajmasago và câu chuyện làm nên Khải Silk

Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk khởi đầu công việc kinh doanh của mình từ một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở số 96 phố Hàng Gai, Hà Nội.


Ông Hoàng Khải - Chủ tịch HĐQT Khaisilk Group còn có biệt danh là Khải Silk. Ông là một doanh nhân nổi tiếng xuất thân từ đất Hà thành. Và tên tuổi của ông càng được nhiều người chú ý hơn khi ông mạnh tay sắm chiếc xe Rolls Royce hồi năm 2007 và việc xây dựng “lâu đài” Tajmasago trị giá 15 triệu USD giữa đất Sài thành.Ông Hoàng Khải - Chủ tịch HĐQT Khaisilk Group còn có biệt danh là Khải Silk. Ông là một doanh nhân nổi tiếng xuất thân từ đất Hà thành. Và tên tuổi của ông càng được nhiều người chú ý hơn khi ông mạnh tay sắm chiếc xe Rolls Royce hồi năm 2007 và việc xây dựng “lâu đài” Tajmasago trị giá 15 triệu USD giữa đất Sài thành.


“Lâu đài” Tajmasago trị giá 15 triệu USD giữa đất Sài thành

Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk khởi đầu công việc kinh doanh của mình từ một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở số 96 phố Hàng Gai, Hà Nội. Những năm 1980, ông ở trung tâm khu phố cổ. Ông học đàn ở Nhạc viện Hà Nội. Chính vì vậy, ông trở thành người có sự nhạy cảm đặc biệt với nghệ thuật. Theo lời kể của bạn bè ông, vì tính quảng giao nên ông sớm giao du với những người bạn nước ngoài.
Ông Khải là anh trai cả trong một gia đình có 3 anh em trai. Từ năm 17 tuổi, ông đã tham gia kinh doanh giúp đỡ cha mẹ. Cửa hàng gia đình ông chuyển từ thêu trở thành cửa hàng tơ lụa chuyên bán các mặt hàng lưu niệm làm từ lụa.
Lúc đầu, cửa hàng chuyên bán hàng cho những chuyên gia nước ngoài làm việc tại nhà máy giấy Bãi Bằng. Sau này, ông bắt đầu đi nước ngoài, thấy những quốc gia này rất phát triển nên ông nuôi tham vọng làm một cửa hàng lụa bài bản, sang trọng tại Hà Nội.
Năm 25 tuổi, ông Khải bỏ học ở Nhạc viện để chính thức thành lập Khải Silk. Cửa hàng đầu tiên được mở tại Hàng Gai. Sau đó, nhờ làm ăn buôn bán phát triên, nhiều cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm khác được mọc lên dọc phố Hàng Gai và Hàng Bông. Chia sẻ trên tạp chí Forbes, ông Khải cho biết: “Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai”.


Cửa hàng Khải Silk

Ông đặt lụa ở Vạn Phúc rồi vào tận Đà Nẵng, tạo việc làm cho nhiều gia đình gia công sản phẩm của Khải Silk. Ngoài ra, ông còn nhập lụa ở Trung Quốc. Khi công việc thuận lợi, ông Khải mở thêm phòng trưng bày sản phẩm ở các khách sạn năm sao phục vụ khách du lịch có nhu cầu. Mặt hàng bán chạy nhất của Khải Silk là cà vạt và khăn lụa. Các sản phẩm đều chủ yếu di ông Khải tự thiết kế mẫu mã.
Trong những năm đầu 1990, khi kinh doanh tốt, tích lũy được nhiều tiền mặt, ông Khải bắt đầu chuyển sang đầu tư bất động sản. Hội An Riverside Resort là một trong những khu nghỉ dưỡng được nhận nguồn đầu tư lớn của ông Khải trong thời kỳ này. Sau đó vài năm, khu nghỉ dưỡng này được ông bán đi và thu lợi gấp vài lần.


Cửa hàng kinh doanh ẩn thực Khai Brother

Năm 2000, ông Khải chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh vào Tp.HCM, đầu tư mạnh sang nhà hàng, bất động sản và khách sạn. Ông mua một ngôi nhà trên đường Đồng Khởi mở tiệm Khải Silk đầu tiên. Ông nhanh chóng gia nhập tổ chức Các chủ doanh nghiệp trẻ quốc tế YPO.
Ý định mở nhà hàng hạng sang được nung nấu. Nhà hàng Pháp Au Menior de Khai là nhà hàng sang trọng đầu tiên được ông Khải đầu tư. Gần đây nhất là việc ông cho tôn tạo lạ ngôi nhà cổ của Điền gia tộc, số 26 Nguyễn Thái Học, Hà Nội để kinh doanh ẩm thực và đặt tên là Khai Brother.
Nhiều doanh nhân tỏ ra khâm phục ông Khải trong việc đầu tư nhà hàng đẳng cấp cũng như sự sáng tạo của ông. Mọi người nhận xét ông thành công và thu được thành quả như hôm nay là nhờ khả năng ứng đáp linh hoạt với thời cuộc, sự khéo léo trong duy trì các mối quan hệ và thái độ luôn vui vẻ, yêu đời.

theo Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive