Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Các tục kỳ lạ trong hôn nhân

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 19:47, under | No comments

Người dân miền Bắc Kamchatka có tục lấy vợ đãi khách. Người chồng muốn vợ tỏ ra thật hấp dẫn để khách thèm muốn. Nếu nữ chủ nhà sinh con với người đó, cả làng sẽ ăn mừng.
Cho đến nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn có những phong tục rất kỳ lạ về hôn nhân, chẳng hạn như: Chú rể mặc áo nịt ngực như phụ nữ, sống với vợ chồng giả vào ngày đầu năm mới, lấy vợ đãi khách, con gái phải mất trinh mới được lấy chồng.


Một cặp người Chukchi, Nga. Ảnh: Eth.mpg.de.

Chú rể mặc áo nịt ngực
Hòn đảo nhỏ nằm cách New Zealand không xa là nơi ngự trị của vương quốc Tong. Du khách đến đây sẽ ngạc nhiên khi thấy một số đàn ông ăn mặc hệt như phụ nữ: Phía trên là áo ngực, phía dưới là váy, trên đầu cài hoa. Họ không phải là các gã pêđê, chẳng qua được thụ thai vào ngày mà theo thầy phù thủy, các vị chúa của Số phận và Trái đất chỉ có thiện cảm với bé gái. Và khi ấy, sự ra đời của họ sẽ đi liền với cái chết đến nhanh chóng và những lời nguyền rủa.
Để đánh lừa số phận, cha mẹ những bé trai này sẽ giáo dục con như các em gái. Từ nhỏ, trẻ được mặc quần áo nữ, khi lớn lên sẽ được dạy làm các công việc của phụ nữ. Các chàng trai không thấy tức giận về điều này vì tin bằng cách đó, họ sẽ thực sự đánh lừa được số phận.
Còn phụ nữ của vương quốc Tong thì nghĩ rằng, đàn ông được giáo dục như phụ nữ sẽ là những chú rể đáng mong muốn nhất bởi họ hiểu được tâm hồn của phái yếu. Họ là những người rất ân cần, dịu dàng, luôn sẵn sàng giúp đỡ việc nhà. Rất nhiều phụ nữ Tong chỉ muốn lấy được người đàn ông như vậy.
Độ tuổi bước vào hôn nhân trên đảo Tong không hạn chế, bởi vậy, nhiều đàn ông mặc đồ phụ nữ đến 35-40 tuổi. Đám cưới chỉ bắt buộc trong trường hợp cặp tình nhân có con. Khi đó, nếu cha mẹ là những người theo đạo Tin lành, họ sẽ làm lễ kết hôn tại nhà thờ. Còn nếu theo đa thần giáo, họ sẽ đến thày phù thủy địa phương để nghe dự đoán số phận và mưu cầu hạnh phúc. Trong khi chưa có con, đôi tình nhân có thể tận hưởng thiên nhiên tuyệt vời, mùa hè vĩnh cửu và tình yêu đôi lứa. Thậm chí, họ không bắt buộc phải làm việc.
Sống với vợ chồng giả vào ngày đầu năm mới
Orichi là dân tộc thiểu số có không quá 5.000 người sống, phân tán ở vùng Tây Siberi (Nga). Nơi đây vẫn duy trì những phong tục cũ, ví dụ như hôn nhân giả: Vào đêm đầu năm mới, những người có gia đình trao đổi vợ chồng với nhau. Người ta cho rằng, khi đó, thần linh sẽ xác định số phận của gia đình trong suốt năm mới. Hôn nhân giả giúp xua tan những bất hạnh có thể gặp.
Các cặp vợ chồng giả do hội đồng những phụ nữ nhiều tuổi, không có chồng con lựa chọn: Họ đưa cho người đàn ông tờ giấy ghi tên vợ giả của người đó. Vào tối ngày cuối cùng của năm, người đàn ông báo cho vợ thực của mình là anh ta sẽ đón năm mới với ai. Còn vợ anh ta, cho đến tận đêm vẫn không biết chồng giả của mình.
Vào ngày trước năm mới, người vợ trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị các món ăn ngày lễ, mặc đồ đẹp, chờ đợi người chồng giả đến và đưa cô về nhà họ. Trong thời gian đó, chồng cô đi đón vợ giả và đưa cô ấy về với mình.
Việc gần gũi tình dục với vợ chồng giả không phải là bắt buộc, nhưng theo luật bất thành văn, điều đó được hoan nghênh. Vào buổi sáng hôm sau, người phụ nữ cần dọn dẹp lại nhà cửa, nơi cô ngủ qua đêm, rồi quay về với người chồng hợp pháp của mình.
Orichi là dân tộc theo đa thần giáo. Việc tôn trọng hôn nhân hợp pháp, phán xét những quan hệ bên ngoài được họ kết hợp với nghi lễ đa thần giáo dưới dạng hôn nhân giả: Đánh lừa được ác quỷ, cặp vợ chồng vẫn giữ gìn tình yêu trong gia đình.
Lấy vợ đãi khách
Cho đến nay, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có một phong tục kỳ lạ: Đãi khách bằng chính vợ chủ nhân. Phong tục này có liên quan đến những kiểu mê tín khác nhau.
Ở miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga), trong nhiều thế kỷ, một dân tộc thiểu số vùng ven biển vẫn quan niệm để khách "quan hệ" với vợ chủ nhà là vinh dự lớn. Với mục đích này, chủ nhà luôn mong muốn vợ mình tỏ ra hấp dẫn trước khách để người đó không thể cưỡng lại được sự quyến rũ.
9 tháng sau, nếu nữ chủ nhà sinh được con với người khách đó thì cả làng ăn mừng sự kiện này như một ngày lễ lớn đã được trông đợi từ lâu. Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy? Đó là vấn đề tự nhiên của một cộng đồng dân cư khép kín. Những đứa trẻ sinh ra do quan hệ cận huyết ở đây thường ốm yếu và chết yểu. Do vậy, việc kéo một người, thậm chí là tình cờ, vào chuyện tình ái được coi là cách cứu vãn thực sự và xếp vào loại chuyện kỳ diệu.
Còn người Eskimo ở vùng lục địa ALaska và những người Chukchi nuôi hươu từ xưa vẫn có phong tục cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh mẽ hơn đi săn bắn, anh ta luôn có quyền đem theo vợ của ai đó đã được giới thiệu cho. Trong thời gian đi săn, người phụ nữ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là nội trợ tuyệt vời mà còn là người tình cuồng nhiệt. Vấn đề hoàn toàn không phải là sự suy đồi đạo đức của các dân tộc miền Bắc, mà là, cũng như đối với dân vùng duyên hải, sự lo lắng cho sức khỏe của những thế hệ tương lai.
Từ lâu, người ta đã biết đến các nguyên tắc đón tiếp khách bằng tình dục của thổ dân ở bộ lạc Arunt, Australia. Trong phạm vi một bộ tộc sống khép kín, người ta thường chia sẻ vợ với nhau một cách rất dễ dàng và coi đó đơn giản là sự tôn trọng nhau. Tuy nhiên, có một điều kiện là bản thân người đàn ông được chia sẻ thích người phụ nữ kia và anh ta thực tâm muốn đem đến niềm sung sướng cho người đó. Nếu người đàn ông từ chối, anh chồng coi đó là biểu hiện không tôn trọng mình và gia đình.
Phải "qua tay" ít nhất 20 người mới được lấy chồng
Phong tục này tương tự kiểu "lấy vợ đãi khách" cũng tồn tại ở những thung lũng trong vùng núi Tibet. Tại đó, người ta quan niệm, nếu khách để ý đến vợ người khác, thì đó là ý chí cao nhất của thần thánh và là một điềm tốt, hứa hẹn đem đến cho dân chúng những điều may mắn.
Người Tibet cho rằng, phụ nữ chỉ được khâm phục nếu vẫn có ai đó mong muốn họ. Không phải tự nhiên mà ở vùng này, người ta cho rằng việc lấy gái còn trinh trắng làm vợ chẳng có gì hay ho. Nếu như yếu tố này bị lộ ra, thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng.
Phong tục cổ này đôi khi gây cho các cô gái sắp lấy chồng những vấn đề nghiêm trọng, bởi trước đám cưới, cô gái phải trao thân cho tối thiểu 20 người đàn ông. Trong điều kiện hầu như không có dân cư ở vùng Tibet, thật khó có thể thực hiện được điều đó. Các cô gái phải một mình hoặc cùng với người mẹ đầy lo lắng, đi ra các đường mòn trên núi. Họ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, cố hết sức làm họ thỏa mãn, sau đó xin người tình mới một vật gì đó, ví dụ, một chiếc gương nhỏ hay đôi khuyên đơn giản, một vòng tay rẻ tiền... Đó không chỉ là để kỷ niệm mà chủ yếu nhằm chứng minh cho những lão làng nghiêm khắc là việc "chuyện ấy" đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số quà tặng.

(Theo Thế Giới Mới)

(Theo_VnExpress )



0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive