Huyết áp của một người bình thường ở mức 120 / 80mmHg, khi mức
huyết áp ở mức trên 140 / 90mmHg, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. huyết áp cao có thể thay đổi tùy
thuộc vào độ tuổi, và điều kiện sinh lý, nên bạn cần theo dõi huyết áp thường
xuyên, nhất là người ở độ tuổi ngoài 30.
Thực ra huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch
trong quá trình lưu thông. Vậy nên, khi một người mắc bệnh cao huyết áp thì
các thành động mạch của người đó đang nhận được quá nhiều áp lực, trong
quá trình bơm máu cho tim.
1. Triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
– Khi huyết áp của bệnh trên mức 180 / 110mmHg, và có kèm theo
nhức đầu thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn
cũng nên chú ý một điều rằng, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong
trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên
ác tính, thì lúc đó mới thấy xuất hiện những cơn đau đầu.
– Chảy máu mũi: Đây cũng là cũng là một trong những dấu
hiệu của căn bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi huyết áp của bạn tăng cao
và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu khó ngừng chảy, thì bạn nên đi
khám ngay để được kiểm tra huyết áp, và điều trị bệnh kịp thời.
– Thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc bị
xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang bị bệnh huyết áp cao
hoặc tiểu đường.
– Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: đây cũng có thể
là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng gây ra. Khi bạn
bị tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát được, thì cần chú ý, vì đây
có thể là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.
– Một dấu hiệu khác của căn bệnh cao huyết áp là buồn nôn và
nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này, còn liên quan đến một số những bệnh lý
khác. Do đó, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm
như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.
– Thấy chóng mặt đi kèm với hai triệu chứng là: choáng
và chóng mặt, thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh huyết áp cao và bạn
không nên bỏ qua triệu chứng này nhất là khi nó xảy ra đột ngột.
– Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp
của bạn như: béo phì, lười hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu…
– Nếu tình trạng này không sớm được điều trị thì nó có thể dẫn
đến rất nhiều những vấn đề khác nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim, và đột
quỵ.
2. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp bao gồm:
– Bệnh thận mãn tính
– Hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết
áp ở cánh tay.
– U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận.
– Sử dụng thuốc ngừa thai.
– Bệnh của tuyến giáp.
– Có thai.
– Nghiện rượu.
Còn lại một số nguyên nhân cũng góp phần gây ra tăng
huyết áp là:
– Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, thì sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc
biệt là chỉ số huyết áp tâm thu, khi huyết áp tâm thu tăng sẽ làm động mạch trở
nên cứng hơn, đây là nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch.
– Do tiền sử gia đình (di truyền): Khi trong nhà
bạn có người bị bệnh cao huyết áp thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh tăng
huyết áp, vì bệnh này có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
– Những người thừa cân: Những người béo phì, có nguy cơ bị huyết
cao, cao gấp từ 2 đến 6 lần so với những người gầy.
– Do tình trạng kinh tế xã hội: Bệnh tăng huyết
áp cũng hay gặp nhiều hơn ở những nhóm người mà có trình độ giáo dục, và kinh
tế ở mức thấp.
– Dùng muối: Những người ăn mặn có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn
hẳn so với những người ăn nhạt.
– Sử dụng thuốc tránh thai: Với một số phụ nữ , khi dùng thuốc tránh
thai, họ cũng có thể bị tăng huyết áp.
– Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ
gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng tới cả huyết áp của người dùng. Một số
loại thuốc như: amphetamine (thuốc kích thích), hay thuốc giảm cân, các loại
thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể làm tăng huyết áp.
– Giới tính: Theo thống kê thì nam giới dễ bị mắc bệnh cao huyết áp hơn
nữ giới. Tuy nhiên, điều này thay đổi theo tuổi tác, và chủng tộc.
– Lười tập thể dục: những người ngồi chỗ quá lâu, có thể
tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp
– Uống rượu: Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người hay sử dụng
rượu bia. Uống đồ uống có cồn làm tăng huyết áp.
3. Điều trị bệnh cao huyết áp
– Nên ăn nhạt, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu
phần ăn hàng ngày (Lượng muối này bao gồm cả lượng muối đã được thêm vào thức
ăn và nước chấm)
– Nếu bạn bị béo phì, thì bạn nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ăn
ít đường, hạn chế mỡ mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ có trong rau quả, trái cây.
– Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi bạn không bị tiểu đường thì
đồ ngọt cũng làm người bệnh cao huyết áp tăng huyết áp.
– Rèn luyện cơ thể thể thường xuyên: Bạn nên tập thể dục đều
đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, và 3 lần trong một tuần, tuy nhiên không nên
gắng sức quá.
– Nên ăn đồ ăn có nhiều chất đạm. Tốt nhất bạn nên ăn các chất
đạm có nguồn gốc từ cá, và thực vật, hơn là ăn các loại thịt gà, bò, heo…
– Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Thay vì dùng mỡ động vật
thì tốt nhất bạn nên dùng dầu ô- liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
– Tránh xa đồ uống có cồn.
– Nên ăn nhiều rau cải, và trái cây để cung cấp nhiều chất
khoáng, các khoáng chất và chất xơ.
– Duy trì một nếp sinh hoạt điều độ, ổn định.
– Tránh trạng thái căng thẳng, quá xúc động, và lo âu.
– Bỏ hẳn hút thuốc lá.
Theo dieuhoahuyetap
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét