Khu di tích Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây, cách thị xã Sơn Tây về phía
Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng.
Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất
lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.
Tháng 5
năm 1957, trong một lần kiểm tra Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, thấy nơi đây
phong cảnh "Sơn thuỷ, hữu tình", thuận lợi về giao thông, Bác đã chọn
nơi này làm khu căn cứ của Trung ương. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho
Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu
C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ.
Bác
Hồ nghỉ trưa tại Đá Chông tháng 5 năm 1957.
Trong
những năm 1960 - 1969, tại nơi này, Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị
đã có lần họp bàn, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp 2 đoàn
khách quốc tế (ngày 13/3/1961 tiếp Bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân cố Thủ tướng
Trung quốc Chu Ân Lai và ngày 23/2/1962 tiếp Anh hùng vũ trụ Liên Xô Giéc man Ti
tốp) và nhiều lần Bác lên nghỉ tại đây.
Một
góc khu di tích Đá Chông.
Hình ảnh
ngôi nhà 2 tầng (thiết kế phỏng theo kiểu nhà sàn của Bác ở khu di tích Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch); ngôi nhà phục vụ; "con đường rèn luyện sức
khoẻ"; "hòn non bộ"; 3 mỏm đá chông; vườn cây, khu nhà khách của
Trung ương, sân bay trực thăng…đã in đậm bóng hình của Bác.
Khi Bác Hồ
qua đời ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn khu
căn cứ Đá Chông, bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao
thông để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm
ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác.
Khu di
tích Đá Chông còn gọi là K84, trước đây gọi là K9. Khi Bác của chúng ta đi vào
cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở
đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới
9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì
gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84), đây là địa điểm tốt, có phong cảnh đẹp,
giao thông thuận tiện, có sông Đà chảy qua, khí hậu trong lành, yên tĩnh, đất
đai rộng, kín đáo, nhiều cây che phủ, dân xung quanh thưa thớt (trước đây), có
điều kiện giữ gìn bí mật, thuận tiện cho tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội.
Đá tự
nhiên tại Đá Chông.
Cơ sở để
giữ gìn thi hài Bác gồm có:
Tầng trên:
Là khu làm việc liên hoàn, thuận lợi, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đã được Bộ Tư
lệnh công binh cải tạo có bệ, trong bệ có cáng, trên bệ có lồng kính. Nơi để
Bác nghỉ gần giống như quan tài kính ở tại Lăng, thuận tiện cho việc phục vụ
khi có các đoàn tới thăm viếng Bác và nghiên cứu để phục vụ viếng ở Lăng sau
này.
Tầng ngầm
có kết cấu hầm kiên cố, kiến trúc của hầm có khả năng triệt tiêu và cản các
sóng chấn động do áp lực mạnh của vũ khí nổ gây ra, có hệ thống phòng chống
chất độc hoá học, chính đó là yếu tố đảm bảo tuyệt đối an toàn thi hài Bác.
Tuy vậy
hầm có một số nhược điểm không thuận lợi cho việc giữ gìn thi hài đó là đường
xuống hầm dốc, hẹp. Trần nhà làm bằng loại bakelit có màu nâu sẫm nên khi quan
sát thi hài bị phản màu, có nhiều tấm ghép nối không phẳng cho nên khó khăn cho
công tác vệ sinh vô trùng.
Trong 6
năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thi hài Bác được giữ gìn bảo quản tại đây ba
lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày. Đó là các thời gian sau:
Đợt 1: Từ
ngày 23/12/1969 tới ngày 03/12/1970 vì lúc đó cả nước có chiến tranh, nên lưu
giữ Bác ở căn cứ an toàn hơn ở Hà Nội. Khu căn cứ Đá Chông bước vào giai đoạn
thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: "Giữ yên giấc ngủ của Người". Trong thời
gian giữ gìn thi hài Bác ở đây, nhiều lần các đồng chí trong Bộ Chính trị và
Trung ương Cục miền Nam ra công tác đều lên thăm viếng Người.
Cuối năm
1970 do Mỹ - Ngụy tập kích bằng máy bay trực thăng xuống một vị trí ở gần thị
xã Sơn Tây, cho nên thi hài Bác lại được chuyển về Viện quân y 108.
Đợt 2: Từ
ngày 19/8/1971 tới ngày 11/7/1972, khi đó miền Bắc mưa to liên tiếp 10 ngày,
nước sông Hồng dâng cao 12m80, có nguy cơ vỡ đê, nên thi hài Bác lại được đưa
trở về bảo quản tại khu căn cứ K84 này.
Hầm
ngầm tại Khu di tích Đá Chông.
Trong thời
gian này chúng ta giữ gìn thi hài Bác ở hầm dưới tầng ngầm. Riêng việc chuyển
thi hài Bác xuống tầng ngầm vào ngày 04/11/1971 kéo dài 5h 55' (từ 9 giờ tới
14h 55'), với sự tham gia của các đồng chí chuyên gia Liên Xô: Zerebxov,
Kazelxev, Xômkin, phía Việt Nam có các đồng chí Nguyễn Gia Quyền, Lê Điều,
Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Trung Hát, Nguyễn Hoài Nam (phiên dịch), cùng với hai
lực lượng là Cảnh vệ và Công binh. Tại tầng ngầm này thi hài Bác được giữ gìn
tới ngày 11/7/1972 (8 tháng 7 ngày).
Tới gần
cuối năm 1972 ta nhận định có nguy cơ Mỹ dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội, Hải
Phòng mà K84 nằm trên đường bay của địch từ Thái Lan sang, cho nên thi hài Bác
lại được chuyển sang bảo quản tại H21.
Đợt 3: từ
ngày 08/02/1973 tới ngày 17/7/1975 sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thi hài
Bác lại được đưa trở lại K84 để bảo quản vì nơi đây có điều kiện kỹ thuật tốt
hơn ở H21.
Tại K84
không chỉ là nơi giữ gìn bảo quản thi hài Bác một cách đơn thuần, mà còn diễn
ra nhiều sự kiện chuyên môn rất quan trọng như tiến hành chỉnh hình thi hài Bác
ba lần do Viện sỹ Lopoukhin và GS Mikhailov chủ trì, đó là các thời điểm:
- Lần 1 :
Tháng 4 năm 1970 (do viện sĩ Lopoukhin chủ trì).
- Lần 2:
Tháng 9 năm 1970 (do viện sĩ Lopoukhin chủ trì).
- Lần 3:
Tháng 4 năm 1975 (do GS. Mikhailov chủ trì).
Hội đồng
khoa học liên quốc gia Liên Xô - Việt Nam đánh giá trạng thái thi hài Bác, Chủ
tịch về phía Liên Xô là Viện sỹ Kraevxki, các uỷ viên gồm có các Viện sỹ
Mađrasov, Đêbov, Kuprianov, Lapoukhin; Chủ tịch phía Việt Nam là đồng chí Phùng
Thế Tài, các uỷ viên gồm đồng chí Vũ Văn Cẩn - Bộ trưởng Bộ Y tế, Trần Kinh
Chi, Nguyễn Gia Quyền và các Bác sỹ khác, lần đầu tiên làm việc tại K84 vào
ngày 23/5/1970. Tại đây đã khẳng định sau tám tháng ướp bảo quản thi hài Bác
được giữ gìn rất tốt.
Hiện,
trong khu di tích có 3 chiếc xe: xe UAZ cứu thương biển số FH-1468, xe Zin 157
biển số 470-189 cùng chiếc xe Páp biển số 31-162 là những "người bạn chiến
đấu" thân thuộc đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ
Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) di chuyển thi hài Bác 6 lần vượt qua
mọi địa hình thời tiết, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Khu
trưng bày 3 chiếc xe từng chở thi hài Bác từ Hà Nội lên Đá Chông để bảo quản.
Ngày
18-7-1975, thi hài Bác được di chuyển về công trình Lăng của Người tại Ba Đình
lịch sử. Từ đó đến nay, công trình K84 trở thành nơi dự phòng.
Thời gian
qua, tại khu Di tích Đá Chông đã đón nhiều Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ
quan, đoàn thể của Trung ương, đơn vị quân đội và nhân dân một số địa phương
đến thăm khu di tích, tổ chức các hoạt động: báo công dâng Bác, trao Huy hiệu
Đảng, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, trồng cây lưu niệm... để giáo dục truyền
thống, giáo dục đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa lịch sử như vậy,
ngày 16-5-2001, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nông Đức Mạnh đến thăm khu di tích, trồng cây lưu niệm và tổ chức Lễ gắn biển:
"Nơi đây đã giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1969 đến năm
1975".
Khu Di
tích Đá Chông, nơi được Bác Hồ chọn làm căn cứ của Trung ương (1960 - 1969);
sau này Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm nơi giữ gìn thi hài Bác
trong những năm chiến tranh (1969 - 1975) đã trở thành một di tích có giá trị
rất lớn về lịch sử - văn hoá; nơi giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ
nguồn" của các thế hệ người dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
Nguồn: Bảo
tàng LSQG
Một số
hình ảnh Khu di tích Đá Chông
Nơi họp Bộ
Chính trị và Trung ương trong những năm kháng chiến chống Mỹ
Hai phiến
đá này được gọi là đá chông. Theo thuật phong thủy đây là 2 phiến đá chặn sự
hung dữ của sông Đà
Phòng họp
Bộ Chính trị và Trung ương tại Đá Chông
Phòng
khách quốc tế - nơi Bác Hồ thường tiếp chuyên gia quân sự Liên Xô, Trung Quốc
và các nước trong phe XHCN
Bác Hồ
cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tây đi khảo sát xây dựng các công trình bí mật
Bác Hồ chỉ
đạo giữ lại từng gốc cây trong công trình xây dựng
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét