Điều khác biệt nhất trong
việc dạy Đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà
còn cách giảng dạy thiết thực và sinh động.
Người Nhật cho rằng “Sách
giáo khoa Đạo đức đảm đương vai trò vô cùng quan trọng, đó là nuôi dưỡng tính
nhân văn trong mỗi con người, dạy trẻ em biết suy nghĩ cho người khác, bên cạnh
những bài học về bản thân, cách giao tiếp xã hội, ý thức quy phạm, để từ đó các
con tự tin tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp hơn”.
Ngay từ lớp nhỏ nhất là lớp
1, lớp 2, trẻ em Nhật Bản đã được dạy đầy đủ các bài học đạo đức và kỹ năng cơ
bản để xây dựng nên những con người có phẩm cách cũng như một xã hội văn minh.
Một tiết học đạo đức của
học sinh Nhật Bản.
Phương thức dạy học của
giáo viên
Trên lớp, các học sinh sẽ
đọc câu chuyện rồi cùng nhau suy nghĩ, viết ý kiến cá nhân vào chỗ trống, chia
nhóm để thảo luận. Về cơ bản, cô giáo chỉ là người giúp học sinh tổ chức thảo
luận hoặc đưa ra câu hỏi thôi chứ không thuyết giảng mà để tự học sinh bày tỏ ý
kiến của mình. Dù đúng dù sai thì mỗi em đều có thể trình bày nhận thức của
mình. Nếu sai, cô giáo có thể tìm cách hỏi han và trao đổi để giúp học sinh ấy
nhận ra.
Điều cơ bản của tiết đạo
đức là “để học sinh bày tỏ suy nghĩ riêng của các em về vấn đề này, chia sẻ
với các bạn về việc thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày…”. Ngoài ra, các
em còn về nhà trao đổi, hỏi han người lớn trong gia đình hoặc hàng xóm. Vì thế,
SGK Đạo đức ở Nhật không chỉ dùng trong nhà trường mà còn cần sự phối hợp chặt
chẽ từ gia đình, người thân, hàng xóm và cả khu dân cư nơi học sinh ở.
Nội dung sách giáo khoa Đạo
đức 1-2
Trang đầu tiên bao giờ cũng
là tự giới thiệu bản thân thông qua các câu hỏi. Ví dụ với học sinh lớp 1 sẽ là
đồ ăn em thích ăn nhất, việc gì em giỏi nhất, điều gì em quý trọng nhất, kỷ
niệm vui nhất của em là gì, em thích chơi trò gì nhất, giấc mơ sau này của em?…
Học sinh lớp 2 sẽ có câu
hỏi giống hệt như vậy. Vì có thể qua thời gian mỗi em sẽ thay đổi trong suy
nghĩ và sở thích của mình. Những câu hỏi đại khái như vậy sẽ giúp người khác
hình dung được cá tính và con người mỗi học sinh. Trang cuối là tự bản thân ghi
lại những việc mình đã học được, làm được và ý kiến của người thân.
Phần I: Khám phá bản thân
☀ Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi.
☀ Hãy tích cực và hăng hái với mỗi việc mình làm, việc của bản thân không nhờ vả người khác.
Hãy luôn chào hỏi người
khác với thái độ thân thiện.
☀ Khi làm việc tốt tâm trạng sẽ rất vui, bản thân sẽ có động lực để tiến lên phía trước nên những việc tốt dù là nhỏ bé đi nữa hãy cứ làm: nhặt rác bỏ vào thùng, nhường ghế cho người già,… Học
sinh sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra ý kiến của mình về những việc như nói dối,
nói xấu bạn, giấu đồ của bạn, nói chuyện riêng, ăn cắp đồ của bạn…
☀ Làm thế nào để mỗi ngày đều sống trung thực với bản thân, ngay thẳng, không nói dối, làm điều xấu lại đổ lỗi cho người khác…
Không nên làm những điều
xấu như chơi xấu bạn, ăn cắp, vẽ bậy…/ Hãy là một thành viên tích cực trong gia
đình.
Phần II: Bản thân trong mối
quan hệ với người khác
☀ Chào hỏi mọi người: một ngày chúng ta gặp rất nhiều người vì thế chào hỏi là điều cần thiết và giúp kết nối chúng ta với mọi người, lời chào hỏi sẽ đem lại tâm trạng vui vẻ cho tất cả mọi người, kể cả bản thân ta.
☀ Giúp đỡ người khác: mang đồ nặng giúp người già, đấm lưng cho ông bà, giúp đỡ em nhỏ… Cảm ơn người đã giúp đỡ mình.
☀ Hãy vui vẻ đoàn kết với bạn bè.
Phần III: Chạm vào sự sống
☀ Hãy coi trọng sự sống, mầm sống và sinh mệnh của muôn loài: con người, động vật, cỏ cây, và đặc biệt hãy nghĩ rằng bản thân mình sống cũng là một điều kỳ diệu và tuyệt vời.
☀ Học cách chăm sóc con vật, cây cối để có trái tim nhân ái biết yêu thương động vật, cây cỏ.
☀ Hãy tìm trong cuộc sống và thiên nhiên những gì khiến tinh thần sảng khoái. Có phải đó là khi nhìn thấy cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nghe một bản nhạc hay, có một cuộc trò chuyện thú vị,… hãy
tích cực tìm kiếm những điều đó.
Phần IV: Sinh hoạt trong
cộng đồng
☀ Công viên, nhà ga, đường phố, hàng cây đều là của chung nên phải có những quy tắc ứng xử nơi công cộng nhằm gìn giữ cho cả cộng đồng: không bẻ cây, không phá đồ, giữ gìn của chung, tuân thủ luật lệ giao thông,…
☀ Yêu lao động: cần nhận thức rằng lao động là hành động tốt đẹp, hãy trân trọng những con người lao động dù họ làm bất cứ nghề gì.
☀ Gia đình là quan trọng nhất đối với mỗi con người. Hãy tham gia vào mọi việc trong gia đình vì mình là một thành viên trong đó: giúp mẹ trông em, quét nhà, dọn dẹp, rửa bát nấu cơm…
☀ Hãy trải nghiệm sinh hoạt vui vẻ ở trường học: đọc sách ở thư viện, phòng giáo viên, giữ gìn nhà vệ sinh, các phòng học, nhà ăn,…
☀ Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu phố hoặc của địa phương như là lễ hội, giữ gìn công viên, thư viện,…
Dù làm bất cứ điều gì cũng
hãy làm một cách thật nghiêm túc, tận tâm.
Mỗi cuốn SGK Đạo đức gồm
nhiều bài học, đưa ra đề tài dưới hình thức câu chuyện, và có phần để học sinh
ghi lại những điều đã thực hành, hoặc ghi ý kiến, nhận xét của người thân hoặc
người xung quanh về bài đạo đức đó của trẻ.
Những người soạn sách đạo
đức cho trẻ em Nhật Bản nhắn nhủ rằng “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao
nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc
sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời
sống của bản thân mình”.
Cha mẹ cũng có thể dùng nó
để dạy dỗ con cái. Có thể nói, điều khác biệt nhất trong việc dạy Đạo đức trong
nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà còn cách giảng dạy thiết
thực và sinh động. Chính vì vậy, để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý
thức của mỗi học sinh.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét