Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

5 lý do người Do Thái giành nhiều giải Nobel nhất

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 02:21, under | No comments

Mặc dù chỉ chiếm 0,2% dân số toàn cầu, nhưng người Do Thái lại giành được 22% số giải Nobel.

Mùa Nobel năm nay chưa kết thúc, nhưng đã có tới 6 người gốc Do Thái nhận được giải thưởng cao quý này, bao gồm: 3 nhà khoa học giảnh giải Nobel hóa học: Arieh Warshel, Michael Levitt và Martin Karplus; Francois Englert giật giải Nobel vật lý và 2 nhà khoa học James E. Rothman, Randy W. Schekman được vinh danh ở giải Nobel y học, cùng với một người khác.


Ông Arieh Warshel (giữa), một trong ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2013 tại cuộc họp báo ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ ngày 9/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Có 5 lý do giải thích cho xu hướng trên:
1. Hội chứng chàng David tí hon và gã khổng lồ Goliath: Dưới góc độ là một dân tộc thường xuyên bị đàn áp, người Do Thái luôn phải cố gắng nỗ lực vươn lên. Rõ ràng, quy mô dân số không cho phép người Do Thái trở thành chủng tộc hàng đầu thế giới. Vì thế, vượt lên dẫn đầu được xem là cách riêng để họ khẳng định vị thế.
2. Nguồn gốc xã hội: Người Do Thái chắc ai cũng phải nghe đi nghe lại hàng trăm lần câu chuyện vui về việc các bà mẹ ai cũng mong muốn con mình sau này sẽ trở thành bác sĩ hoặc luật sư, hoặc ít nhất là lấy được một người làm hai nghề trên. Thực ra, điều này phản ánh sự kì vọng nhiều khi biến thành áp lực đối với con cái buộc phải học đại học. Trong một hệ thống giáo dục mang tính yêu cầu cao, định hình trước như vậy sẽ càng có nhiều người đi vào lĩnh vực y khoa và luật, rồi họ sẽ thành công.
3. Tôn giáo là tri thức: Nhìn toàn cục, đạo Do Thái coi trọng học vấn và phân tích, dù không xem đây là một học thuyết bắt buộc phải nằm lòng. Luồng tư tưởng “2 người Do thái – 3 ý kiến” đã ăn sâu vào văn hóa của tộc người này. Người Do Thái không chấp nhận giá trị hời hợt, bề ngoài, mà luôn đi sâu tìm hiểu các câu hỏi “vì sao”, “như thế nào” trong mọi tình huống đời thường. Họ đánh giá cao sự phân tích, còn các tôn giáo khác thì lại coi trọng tín điều.
4. Cơ chế tồn tại: Sau sự phá hủy của Đền thờ thứ hai (the Second Temple) – một trung tâm tín ngưỡng và tôn giáo của người Do Thái trên Núi Ôliu, chủng người này nhận thức rõ họ cần phải hay chữ để tiếp tục tầm sưu và luyện đạo. Chính sự hay chữ này đã giúp đạo Do Thái tồn tại, đưa tộc người này không bị đồng hóa bởi các nền văn minh xung quanh. Đó chính là một ưu thế nổi trội của người Do Thái kể từ thời Trung cổ.
5. Người Do Thái - người ngoài cuộc: Chính vì những lối suy diễn này mà người Do Thái đã học được cách cẩn trọng, đến mức không tin tưởng vào người khác. Những đánh giá thâm căn cố đế cho rằng người Do Thái sinh ra là để phục vụ thế giới đã tạo điều kiện cho họ có cái nhìn qua lăng kính rất riêng. Nếu như người nào đó luôn bận tâm với câu hỏi truy đến cùng “sự thực” họ sẽ lao vào nghiên cứu, phân tích và cuối cùng sẽ được đền đáp bằng những khám phá bất ngờ.
Theo Báo Tin Tức

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive