Ảnh: Internet
“Bé còn nhỏ mà thông minh quá!” là câu khen ngợi mà người lớn
dành cho trẻ. Tuy nhiên, không ai sinh ra đã tài giỏi, tất cả đều đòi hỏi được
dưỡng dục chu đáo và khoa học.
Thiên tài hay thông minh?
Đây là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn nhưng thực tế lại hoàn
toàn khác nhau.
Ở trẻ nhỏ, thiên tài thường được gọi là “cậu bé kỳ lạ”. Chính vì
thế mà Stephenson được gọi là “cậu bé kỳ lạ” khi suốt ngày chỉ la cà hoặc chúi
mũi trong bếp. Và việc chăm chú theo dõi chiếc nắp ấm đun nước “nhảy múa” khi
sôi đã giúp ông trở thành người phát minh ra xe lửa chạy bằng hơi nước.
Charles Darwin cũng “kỳ lạ” như vậy. Ông thích chơi với những
con chuột hơn là học bài và cha ông gọi ông là “nỗi xấu hổ của cả dòng họ”.
Thậm chí, cả Pushkin cũng chẳng hề “phát lộ” chút thiên tài nào
trong suốt tuổi thơ của mình. Theo lời chị gái ông kể lại, ông là nỗi thất vọng
của mẹ bởi sự vụng về và trầm tính.
Trẻ thông minh lại là một dạng khác. Đây là đứa trẻ thông minh
bẩm sinh mà người ta không thể không chú ý đến. Trẻ luôn dẫn đầu và vượt trội
so với các bạn cùng lứa tuổi ở lĩnh vực nào đó, với những kỹ năng cơ bản nhất
như trí nhớ tuyệt hảo hay cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và có thể “bắt bẻ”, nhắc
lại mọi điều người lớn dạy cho mình.
Những sai lầm trong dạy dỗ
Khi bắt đầu cuộc sống, mọi đứa trẻ đều như nhau (ngoại trừ một
số trẻ khiếm khuyết gien) và hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ.
Có một số trẻ phát triển trở thành những đứa trẻ phi thường với
sự thông minh và lòng tốt. Những trẻ khác thì bị “triệt tiêu” các khả năng bẩm
sinh.
Tại sao điều này lại xảy ra? Các chuyên gia đã tìm hiểu và phát
hiện ra 3 lỗi chính mà cha mẹ thường mắc phải trong quá trình giáo dục trẻ:
Hạn chế sự hoạt bát, sôi nổi của trẻ
Sự vận động không chỉ tăng cường cơ bắp mà còn là giúp phát
triển hệ thống thần kinh, các giác quan và suy nghĩ. Một đứa trẻ hiếu động sẽ
không bao giờ trở thành một đứa trẻ dễ bảo và lười biếng trong suy nghĩ.
Nhưng các bậc cha mẹ thường làm gì? Họ thường lặp đi lặp lại
điệp khúc: “Đừng ngã, không được kéo, cẩn thận, đừng có đâm vào tường…”.
Ở trường, giáo viên bắt trẻ ngồi như những búp bê bất động mặc
dù tất cả các nhà tâm lý học đều nói rằng càng vận động, trẻ càng ít mệt mỏi và
dễ tiếp thu bài vở hơn.
Ít trò chuyện với trẻ
Một đứa trẻ phải luôn có nhu cầu khám phá thế giới, thường xuyên
đặt các câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào?
Có một thực tế là hãy để bé tự giải quyết những vấn đề mà có thể
đối với một triết gia thông minh nhất cũng phải đau đầu. Vậy nhưng các bậc cha
mẹ thường trả lời như thế nào? “Khi con lớn, con sẽ được học”, “Chỉ bấy nhiêu
thôi cũng đã là quá nhiều thông tin đối với con rồi”.
Các bậc cha mẹ nên trả lời mọi câu hỏi của con cái mặc dù chúng
có vẻ rất khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Những bé lớn hơn, bạn cần khuyến
khích bé ra những quyết định độc lập. “Ồ, vậy con nghĩ gì?” là câu hỏi bạn nên
hỏi bé. Một cuộc điều tra cho thấy việc bé nghĩ thế nào không quan trọng mà
quan trọng nhất là trẻ cảm nhận được sự tin tưởng của cha mẹ.
Từ chối không cho bé tham gia vào một hoạt động nào đó
Một đứa trẻ luôn muốn được giúp đỡ cha mẹ và bé thường phải nghe
điều gì? “Tránh sang bên nào, con sẽ làm đổ nó mất”. “Đừng sờ vào, con sẽ bị
đau đấy”. Các bậc phụ huynh nên đề nghị bé giúp mình như một người phụ tá với
các công việc đơn giản: mang, đưa, cầm hộ chẳng hạn…
Những việc này có vẻ nhàm chán và không mang tính khám phá nhưng
cho phép trẻ học được một số điều từ bạn như biết rằng mình ở vị trí thấp hơn,
không phải ngang hàng với bố mẹ; hoàn thiện các kỹ năng của đôi bàn tay và bạn
đã giúp bé tạo dựng được một kho kinh nghiệm phong phú.
Hãy thử thay đổi phương pháp giáo dục trẻ nếu bạn mắc một trong
3 sai lầm trên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về bé đấy.
Thu Phương
Theo Womanpassions
Việt
Báo (Theo_ Dân trí )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét