Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Khoảng trống gia đình

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 02:43, under | No comments

Đến một lúc nào đó, khi con cái lớn lên, hoặc lập gia đình ra riêng, hoặc xa nhà đi học ở thành phố khác, thậm chí là du học tận một phương trời viễn xứ, đôi vợ chồng “già” sẽ không khỏi cảm thấy trơ trọi, lẻ loi, lạ lẫm vì những khoảng trống đang chiếm ngự tâm hồn


Ảnh minh họa - nguồn internet

Đây là thực trạng phổ biến và đáng chú ý khi các gia đình thời nay không còn kiểu “quần cư” theo lối cũ và mỗi tiểu gia đình thường chỉ có nhiều lắm là một hoặc hai con.
Cảm xúc trộn lẫn.- “Hội chứng tổ ấm trống vắng - “empty nest syndrome” là thuật ngữ do các nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) phương Tây tạo ra để miêu tả trạng thái cảm xúc của các cặp vợ chồng lâm vào hoàn cảnh đổi thay nếp sống khi con cái vắng xa. Bản chất của hội chứng tổ ấm trống vắng là sự trộn lẫn cảm xúc giữa tự do và mất mát, khoan khoái và buồn phiền.
Bấy lâu, con cái lệ thuộc vào cha mẹ, chịu sự bảo bọc của cha mẹ, nếu không quen với tâm lý “buông”, phần đông các bậc cha mẹ rất khó mở lòng bàn tay ra cho con chim đã tương đối đủ lông cánh bay vút lên không gian bao la, mà chỉ muốn được ấp ủ chúng mãi, bất chấp thực trạng rằng chúng đã có thể phần nào sống độc lập với cha mẹ.
Đối với một số người, họ không muốn “buông” vì chịu không nổi tâm lý mất mát và mặc cảm tự thấy mình dường như trở nên thừa thãi đối với con cái. Họ sợ hãi thời gian này vì mang một tâm lý giống như những ai đang chịu đựng một nỗi mất mát. Trái lại, nhiều cặp vợ chồng tỏ ra thích thú vì họ được rảnh rang, thay vì phải bận bịu lo lắng cho con, giờ đây họ có nhiều thời gian để lo cho nhau hoặc thỏa mãn một nhu cầu cá nhân mà bấy lâu họ phải đành lãng quên vì muốn ưu tiên chăm sóc cho con cái. Có người đi học thêm một thứ gì đó, hoặc tập chơi một món tiêu khiển ưa thích.
Hãy biết tối ưu hóa hoàn cảnh.- Khi nhận ra chỉ còn hai vợ chồng đang trơ trọi bên nhau, thường họ cảm thấy hào hứng trộn lẫn buồn chán. Sự thay đổi trong cuộc sống là không tránh khỏi. Tuy nhiên, bản thân sự thay đổi chẳng thành vấn đề, mà vấn đề chủ yếu ở chỗ hai vợ chồng phải tự thay đổi thái độ để kịp thích nghi và biết tối ưu hóa hoàn cảnh thay đổi.
Một số cặp vợ chồng xem đây là cơ hội để cùng điều chỉnh lại mối quan hệ lứa đôi sau mấy mươi năm không tránh khỏi đôi điều xộc xệch. Bây giờ chính là lúc họ phải học lại cách sống chung, chăm sóc cho nhau khi cả hai đã qua rồi thời son trẻ bồng bột, sôi nổi.
Người Việt từ xưa có cách gọi vợ hay chồng của mình là “bạn đời”. Thâm thúy và khôn ngoan thay! Bạn tình thường khó có thể kéo dài vì tùy thuộc nhiều yếu tố (sức khỏe, nhàm chán, tuổi tác...) nhưng bạn đời thì có thể nuôi dưỡng dài lâu và hễ càng lâu lại càng quý.
Như ngẫu nhiên tìm thấy vò rượu cũ thơm ngon, đằm thắm bấy lâu giấu kín, đôi bạn đời đem ra san sẻ cho nhau, và cùng bắt đầu một hành trình mới.
Cũng có nhiều mối quan hệ vợ chồng được duy trì là nhờ có sự hiện diện của con cái. Sự “nhạt tình” nếu có xảy ra thì may thay nó lại được kiềm chế và chuyển sang hướng khác. Họ dồn hết quan tâm về cho con. Những gia đình có học, danh giá nhờ thế thoát khỏi cảnh tan đàn xẻ nghé vì một bản án ly hôn.
Thế nhưng, khi con cái đến lúc xa nhà, xa khỏi sự bảo bọc của cha mẹ, hai vợ chồng không còn một mục tiêu để quy hướng vào. Họ xót xa nhận ra giữa họ chẳng còn gì nhiều để trao đổi, trò chuyện với nhau hằng ngày. Các nhà tâm lý trị liệu cảnh báo, chính đây là lúc hiểm nghèo cho cả hai vợ chồng. Vì thế, họ cần được tư vấn đúng để ngăn chặn sớm một đổ vỡ có nhiều khả năng xảy ra.

Trần Thế Hương

Việt Báo (Theo_Người lao động )



CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kéo dài cảm hứng

Kích thích chuyện yêu

Kiêng sex cách nào

Kỹ thuật “người nói - người nghe”

Khoảng trống gia đình

Không hợp “cạ” - Làm sao đây

Làm gì khi cách xa

Liệu pháp hạ hỏa

Mãi như thuở ban đầu

Mật độ cho chuyện ấy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive