Vì sao những người trẻ tuổi trong xã
hội xưa đã lớn lên và trở thành những con người đức hạnh và có nhân cách cao
quý? (Ảnh: Flickr)
Các bậc cha mẹ Trung Hoa thời xưa có thể dạy dỗ con cái của mình
nên người; ngay cả khi không có cha mẹ ở bên, đứa trẻ vẫn chiểu theo lời dặn dò
của cha mẹ mình mà khôn lớn. Ví dụ dưới đây là câu chuyện về thủa niên thiếu
của Phi Hồng.
Một lần nọ, Phi Hồng cùng bạn chơi cờ. Cả hai đứa nhỏ đều muốn
đánh bại đối phương. Do quá hiếu thắng nên chúng đã tranh cãi với nhau. Không
nén nổi tức giận, Phi Hồng đã vung tay tát bạn khiến cậu bạn kia vô cùng tức
tối. Cha của Phi Hồng đang công tác ở xa, biết chuyện con mình ở nhà đã gây gổ
với người khác, ông không khỏi lo lắng. Ông liền viết ngay cho Phi Hồng một bức
thư sau khi biết ngọn ngành sự việc.
Cùng với bức thư, ông cũng gửi kèm cho con trai một chiếc roi tre
và yêu cầu Phi Hồng trao nó cho người bạn để người bạn tự tay trừng trị
hành vi không đúng của Phi Hồng. Theo lời cha, cậu bé mang chiếc roi tới
trước cửa nhà bạn. Vì còn chưa nguôi ngoai nên ban đầu người bạn ấy không muốn
gặp mặt Phi Hồng. Thấy vậy, Phi Hồng liền cầm cây roi và tự quất vào người
mình.
Sau vài phút, người bạn chạy ra và tận mắt chứng kiến cảnh Phi
Hồng tự trừng phạt bản thân. Không một lời giải thích, cậu bé khóc thật to và
chạy tới ôm lấy Phi Hồng. Hành động đột ngột này khiến Phi Hồng rất bối rối,
cậu hỏi bạn mình: “Đó hoàn toàn là lỗi của tớ, nhưng vì sao mà cậu
khóc?”
Người bạn trả lời rằng: “Tớ muốn được như cậu. Cậu có một
người cha nghiêm khắc để dạy dỗ cậu nên người, còn tớ thì không, cha tớ đã qua
đời từ lâu rồi. Tớ muốn có ai đó dõi theo và nuôi dạy mình, nhưng làm sao mà
điều ấy có thể xảy ra được cơ chứ? Đó chính là lý do vì sao mà tớ vô cùng buồn
bã.”
Kể từ đó, hai người giải hòa với nhau và coi nhau như anh em của
mình.
Phi Hồng là một vị quan sống vào thời nhà Minh. Ông đã giành quán
quân trong nhiều cuộc thi của triều đình. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng
như Thị lang bộ Lễ, Tể Tướng. Ông bị sắp đặt để buộc phải nghỉ hưu. Nhưng không
lâu sau đó, ông lại được phục chức và quay trở lại triều đình. Trong cuộc đời
của mình, Phi Hồng đã từng ra làm quan và rời chức quan đến ba lần.
Con đường công danh đầy vinh quang của Phi Hồng là thành quả của
một sự giáo dục rất nghiêm khắc. Đó là lý do vì sao những người trẻ tuổi
trong xã hội xưa đã lớn lên và trở thành những con người đức hạnh và có nhân
cách cao quý.
Theo Vision Times
Hải Ly
0 nhận xét:
Đăng nhận xét