"Lưỡi tầm sét của
ông thiên lôi" không bao giờ
đánh vào cây nguyệt quế và rất ít đánh vào các cây dẻ, phong, trám, bạch
dương…, trong khi lại hay đánh vào cây đa, cây sồi đồ sộ. Một điều lạ là sét
không chỉ chọn những cây cao mà đánh. Vậy, với đối tượng nào thì thiên
lôi “ngứa mắt”?
(Ảnh: 5pointpower)
Không chỉ độ cao của
cây mà cả thành phần đất và cơ cấu của rễ cây cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của sét. Trong những loài cây thân gỗ, sét thường đánh nhiều nhất vào những cây
có nhiều rễ và rễ ăn sâu, nghĩa là sức cản điện tương đối ít hơn, ví dụ đa, sồi.
Ngoài ra, sét cũng đánh những cây dẫn điện tốt nhất, tức là những thực vật chứa
nhiều nước.
Sét không bao giờ đánh
theo đường thẳng. Đường đi của sét cong queo vì nó phải chọn con đường nào cản
điện ít nhất, nghĩa là đi vào các nơi tập trung nhiều phần tử dẫn điện nhất.
Sét có thể đánh vào
một ống khói đang hoạt động, mặc dù bên cạnh đó có một cột thu lôi. Sở dĩ như
vậy vì khói là một chất dẫn điện tốt. Khói bốc lên cao làm lệch luồng sét đang
hướng về phía cột thu lôi. Không khí nóng cũng có tác dụng như vậy. Sét có thể
đánh vào máy bay đang bay, nếu máy bay thả khói gần đám mây tích điện. Đánh vào
một chồng đĩa, sét “kén chọn”, không làm vỡ tất cả mà chỉ làm vỡ những chiếc
nào ướt nhất.
Thiên lôi cũng hay lựa
một số nơi đặc biệt để tấn công. Điều này phụ thuộc
vào tính dẫn điện của các lớp đất. Ví dụ, những vùng đất sét thường dẫn điện
nhiều hơn đất cát, do vậy sét hay đánh xuống đó hơn. Đất có nhiều mạch nước
ngầm và dòng cát chảy (lưu sa) ở phía dưới cũng là mồi ngon của sét. Nhiều khi
sét đánh vào những khe núi, vực sâu, vì ở đáy những khe, vực ấy tập trung nhiều
hơi ẩm hay những nguồn nước.
Khi sét đánh vào người
hay súc vật, hầu hết đều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu đó không phải là
phần chủ yếu mà chỉ là phần nhánh của sét thì có thể chỉ bị bỏng chứ không
thiệt mạng.
Theo VietSciences
0 nhận xét:
Đăng nhận xét