Đu đủ chứa nhiều
carotenoid, vitamin A, B, C và các khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và
kẽm.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Các chất này ở đu đủ
rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa
những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ
cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc
lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ.
Ăn đu đủ mỗi ngày giúp
bạn có được làn da tươi trẻ. Sinh tố đu đủ sữa (gồm
đu đủ, sữa tươi hoặc sữa bột đã pha, một ít mật ong) giúp da bạn mịn màng, tươi
sáng. Khi gọt đu đủ, nên cắt một lát, xoa đều lên mặt để khoảng 15 phút, làn da
sẽ mịn màng hơn nhờ được bổ sung vitamin. Nghiền đu đủ và thoa quanh mắt có thể
xóa đi những vết chân chim. Riêng phần vỏ đu đủ xát lên mặt có thể lấy đi những
tế bào da chết rất hiệu quả.
Ngoài ra đu đủ còn
chứa protease, giúp phân giải protein thành axit
amin, phân giải protein khó tiêu hóa trong ruột, đồng thời phân giải
mỡ rất nhanh. Nó đặc biệt tốt với các trường hợp xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó
khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy. Trong y học cổ truyền một số
nước trên thế giới, đu đủ được đánh giá cao trong việc trị bệnh tiểu đường, hen
suyễn và ký sinh trùng đường ruột.
Một số ứng dụng từ đu
đủ: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm giúp trị giun kim; đu đủ non hầm móng giò là một món ăn
tạo sữa rất quen thuộc cho các bà mẹ đang cho con bú; đu đủ xanh giúp bà nội
trợ hầm các loại thịt dai cho mau mềm, đu đủ xanh làm gỏi ăn hằng ngày trị viêm
dạ dày mạn tính (lưu ý: phụ nữ có thai không nên ăn vì dễ gây sẩy thai).
Rễ đu đủ tươi 200g sắc
lấy nước uống cả ngày thay nước uống chữa chứng tiểu gắt, buốt.
Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp
lên vùng đau ở bệnh nhân gai cột sống. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30
ngày (lưu ý: mỗi lần chỉ đắp tối đa 30
phút).
KIM NHUNG tổng hợp
Theo Tuổi trẻ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét