Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân làm say tàu xe

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 00:38, under | No comments


Say tàu xe, là một hiện tượng khá phổ biến, và thường gặp ở rất nhiều những đối tượng khác nhau. Đây là tình trạng khiến cơ thể bạn mệt mỏi, kèm theo nhiều nhiều cảm giác khó chịu như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Cho dù những cảm giác trên chỉ là nhất thời, khi bạn ngồi trên xe, nhưng với những người bị say tàu xe, đây luôn là một cơn ác mộng, và nó đã trở thành một nỗi ám ảnh thường trực.
1. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng say tàu xe


Theo như những nghiên cứu trên những người thường bị say tàu xe, thì các nhà khoa học đã tìm ra được một số nguyên nhân cơ bản, dẫn đến tình trạng say tàu xe là:
   - Do huyết áp thấp:
  + Những người có tiền sử bệnh huyết áp thấp, là đối tượng có nguy cơ bị những cơn đau đầu, chóng mặt nhất khi đi xe, tỉ lệ người bị hạ huyết áp khi đi tàu xe, dẫn đến say xe nhiều hơn so với những người bình thường.
  + Do vậy, tình trạng say tàu xe sẽ có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn khi nó kết hợp với các triệu chứng khác của bệnh huyết áp thấp.
  - Do tâm lý:


  + Với những bệnh nhân bị say tàu xe, hầu hết họ sẽ có những ám ảnh và nỗi lo sợ nhất định về vấn đề này.
  + Do vậy, khi di chuyển bằng tàu, xe, hay máy bay… những người này sẽ luôn lo lắng, không biết mình có bị say nữa hay không? Chính vì vậy, mà những đối tượng này rất dễ bị say tàu xe, do tâm lí của họ.
  + Đặc biệt, có một số trường hợp, chỉ cần nhìn thấy tàu, xe là đã có cảm giác bị say.
  - Do phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng:
  + Thời điểm lúc lên xe mà bạn đang trong trạng thái cơ thể mệt mỏi, hoặc mất ngủ hay khi bạn đang quá đói, hoặc quá no, mà mùi trên xe không được thơm tho, làm bạn thấy khó chịu, thì sẽ có thể dẫn đến những dấu hiệu không tốt từ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, khiến bạn xuất hiện những cảm giác như: đau đầu, buồn nôn, và cảm giác này sẽ tăng dần theo thời gian.


- Do bệnh rối loạn tiền đình:
  + Khi di chuyển trên tàu, xe bị lắc lư, chòng chành, mấp mô… sẽ làm cho các mạch máu tai trong bị co thắt, và dẫn đến tình trạng tăng thể tích nội dịch, và giãn lòng ống nội dịch. Điều này gây ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình của bạn, dẫn đến việc say tàu xe.
  - Do dịch tai trong:
  + Vùng tai trong của con người vẫn luôn có một lớp chất dịch lỏng, để cân bằng áp lực trong hộp sọ. Nhưng, với người mắc chứng say tàu xe, thì khi co thể họ có triệu chứng say, thì lượng dịch tiết ra bên trong tai cũng sẽ tăng lên, và gây ra cảm giác khó chịu, hoặc đau đầu đặc trưng.
 - Trẻ em thường bị say xe nhiều hơn so với người lớn.


2. Triệu chứng của tình trạng say tàu xe
Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ say của từng người, mà xuất hiện những triệu chứng say sớm hay muộn, theo mức mức độ nặng hay nhẹ khác nhau.
  - Say tàu xe mức độ nhẹ: Mới đầu, người bệnh sẽ cảm thấy trong người khó chịu, cảm giác nôn nao, choáng váng. Nhưng sau đó, khi đã thích nghi được với nó thì cảm giác này sẽ giảm bớt đi và nhanh chóng trôi qua.
  - Say tàu xe mức độ nặng:
  + Đầu tiên, người bệnh sẽ có cảm giác trong người nôn nao, sau đó, sẽ bắt đầu cảm thấy tăng tiết nước bọt trong miệng, ổ bụng cồn cào.
  + Ở giai đoạn sau, hầu hết người bệnh sẽ thấy có cảm giác buồn nôn, thở nhanh, đau đầu, váng đầu, vã mồ hôi, và cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  - Ngậm một ít gừng tươi, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng say tàu xe này.


3. Làm thế nào để phòng chống say tàu xe
Như đã nói ở trên, say tàu xe là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do đó, để phòng chống say tàu xe, thì người bệnh cần chú ý các biện pháp sau, để khắc phục các yếu tố này:
  - Đối với bệnh nhân bệnh huyết áp thấp: Những người này nên điều trị say tàu xe bằng điều trị tình trạng huyết áp thấp của mình, và tránh trường hợp bị say tàu xe. Bệnh nhân hạ huyết áp, khi bị say tàu xe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
  - Đối với vấn đề tâm lý: bạn nên tự rèn luyện cho mình thói quen di chuyển thường xuyên bằng tàu xe. Bạn có thể đi xe buýt qua các đoạn đường ngắn để làm quen với việc đi bằng tàu xe, sau đó sẽ tăng dần khoảng cách di chuyển lên.
  - Đối với các trường hợp khác:
  + Người say có thể sử dụng thuốc chống say xe, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nó quá nhiều, vì hầu hết, các thuốc có tác dụng chống say xe, đều có những thành phần tác dụng lên hệ thần kinh của chúng ta.


- Ngoài ra, bạn có thể dùng các biện pháp tự nhiên, an toàn sau để phòng chống bị say tàu xe như:
  + Trước khi lên tàu xe, bạn nên uống ¼ cốc nước cốt gừng tươi, hay ngậm một lát gừng tươi, hoặc khoai lang sống, hoặc ngậm vỏ cam, vỏ quýt, và cũng có thể day ấn huyệt.
  + Đồng thời, tránh ăn uống quá nhiều, tránh uống bia rượu, và những thức ăn nặng mùi mà có chứa nhiều gia vị, hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ.
  + Bạn không nên ngồi đối diện với hướng xe chạy, hoặc ngồi nhìn ra phía sau, nhìn nghiêng… Nếu ban bắt buộc phải di chuyển trong một thời gian dài, thì nên tìm chỗ ngồi ở phía giữa thân xe, tàu, vì chỗ này ít bị chòng chành nhất, ngồi cạnh cửa sổ, nếu say quá nên mở cửa kính để gió thổi vào, sẽ thấy đỡ say hơn.

Theo dieuhoahuyetap

CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Huyết áp là gì?

Cách đo huyết áp đúng

Người bệnh huyết áp thấp nên biết

Nguy cơ đột quỵ từ bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp – Căn bệnh không kém phần nguy hiểm

Huyết áp thấp và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe

Nguy hiểm nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp ăn uống, tập luyện thế nào?

Các phương pháp chữa huyết áp thấp hiệu quả

Triệu chứng bệnh huyết áp thấp, cách xử lý và phòng tránh

Huyết áp thấp khi mang thai và những nguy hiểm cần biết

Bệnh huyết áp thấp Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân làm say tàu xe

Bệnh huyết áp thấp-Đừng nên bỏ qua

Đau đầu kéo dài do huyết áp thấp, đừng coi thường

Thịt bò chữa bệnh huyết áp thấp mãn tính

Người huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường ?

Người huyết áp thấp cần tăng cường hiệu quả lưu thông máu để tăng huyết áp

7 thực phẩm vàng giúp hạ huyết áp hiệu quả

Nguy cơ bị hạ huyết áp khi ăn quá no

Ngất xỉu do huyết áp thấp và những hệ lụy

Vì sao lại mắc bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây mất ngủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive