Dựa vào
ai cũng không bằng dựa vào chính mình, không phải van xin quy lụy kẻ khác, sống
thoải mái và nuôi dưỡng ý chí của bản thân.
Chọn một
người chồng tốt và chăm sóc con cái cả đời là giấc mơ đơn giản của hầu hết phụ
nữ Á Đông chứ không phải công danh, sự nghiệp hay vàng bạc vật chất. Nhưng
trong cuộc sống thực, chúng ta luôn phải đối mặt với những sóng gió bất ngờ ập
đến. Nếu bạn bị chồng phụ bạc, một nách nuôi hai con nhỏ, không nhà cửa, không
tiền bạc, không chốn nương thân, liệu bạn sẽ khuất phục số mệnh hay kiên nhẫn
đứng lên làm lại từ đầu?
Không
biết người khác sẽ quyết định thế nào nhưng bà Chong Kin Wo lại làm được điều
khó khăn tưởng chừng không thể ấy. Từ một người phụ nữ tay trắng bị bỏ rơi, bà
tự lực vươn lên, dùng chính sức lao động và khả năng kinh doanh để trở thành
một triệu phú sở hữu thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, thu nhập nhiều tỷ nhân dân
tệ mỗi năm.
Người
phụ nữ dám tay trắng dựng nên cơ nghiệp hàng tỷ nhân dân tệ được cả thế giới nể
phục.
Xuất
thân khốn khó
Năm
1945, bà Chong sinh ra ở vùng nông thôn của tỉnh Sơn Đông. Cha bỏ đi, mẹ bà một
mình nuôi hai con gái. Là chị cả, từ 5 tuổi, bà đã đi đào khoai cùng mẹ và lên
10 là nấu ăn cho cả nhà. Vài năm sau đó, mùa vụ thất bát do hạn hán liên tục,
mẹ bà buộc phải từ bỏ quê hương, dẫn hai con đi khắp nơi, sau đó bắt đầu mưu
sinh tại thành phố cảng Thanh Đảo bằng nghề sửa quần áo. Thu nhập ít ỏi nhưng
mẹ bà vẫn cố gắng chu cấp cho con mình ăn mặc và đi học đầy đủ. Đến năm 15
tuổi, Chong Kin wo tự ý bỏ học để mẹ không phải làm lụng vất vả nữa mà xin vào
làm y tá ở bệnh viện Thanh Đảo, mỗi ngày tới tắm rửa và giúp bệnh nhân ăn uống.
Là cô
gái xinh đẹp, tốt bụng, chịu khó, bà Chong Kin Wo được nhiều người theo đuổi từ
thời thiếu nữ nhưng đến năm 22 tuổi, sau khi lo cho mẹ và em gái ổn định, bà
mới nhận lời kết hôn một bác sĩ gia cảnh nghèo và sinh hai con gái. Tới năm
1974, chồng bà nhận tin bố mất, phải về Thái Lan chịu tang nhưng mãi không thấy
quay lại.
Năm
1977, bà Chong quyết định dẫn con gái sang Thái Lan tìm chồng nhưng trớ trêu
thay, tới nơi, bà mới nhận ra gia đình chồng rất giàu, là một nhà buôn lụa và
anh ta đã có vợ con khác ở quê nhà. Tuy chồng bà vẫn cố sức níu kéo vì tình yêu
nhưng bà Chong từ chối chia sẻ gia đình với một người phụ nữ khác. Vì thế, năm
1978, bà dẫn các con mình lặng lẽ rời đi.
Khi quá
cảnh ở Hong Kong, bà quyết định ở lại đó vì nhận ra tình cảnh nan giải của
mình: Không có nhà cửa gì ở Thái Lan lẫn Thanh Đảo và cũng chẳng muốn về hai
nơi ấy nữa. Bà tin mình có tay chân khỏe mạnh, hai con gái đang ở bên thì không
lý gì không làm việc và trụ lại nuôi con được.
Vượt
lên mọi rào cản
Vì rào
cản ngôn ngữ chẳng biết cả tiếng Anh lẫn tiếng Quảng Đông, bà Chong phải đi rửa
bát, dọn toilet tại một nhà hàng từ 8 giờ sáng, đi rửa xe từ 6 đến 8 giờ tối
rồi sau 11 giờ đêm thì tới bệnh viện xin làm y tá trực. Nhưng trong một lần đi
làm, bà bị khách đánh chấn thương phải vào viện và bị chủ nhà hàng sa thải ngay
hôm ấy.
Không
công không việc, bà Chong quyết định miệt mài tự làm bánh bao rồi sắm chiếc xe
đẩy để đi bán rong mỗi ngày quanh bến phà WanChai. Các con gái sau khi tan học
cũng tự giác tới giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát và phục vụ khách ăn. Mới đầu, bà còn
tự ti và chán ghét chính mình vì rơi vào cảnh như vậy. Bà chỉ dám cúi gằm đầu,
lầm lũi đẩy xe hàng rong mà không buồn ngẩng mặt lên mời chào khách khứa. Sau
dần, nhìn các con ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bà Chong vứt bỏ mặc cảm mà
chấp nhận hoàn cảnh bản thân. Quán hàng rong của bà ngày một được người dân chú
ý vì hương vị tuyệt vời.
Hình ảnh
bà Chong Kin Wo tự làm bánh bao đem bán rong trong căn nhà nhỏ.
Do bán
rong trái phép, bà luôn có nguy cơ bị bắt và lúc nào cũng phải trông trước ngó
sau. Thật khó chạy thoát với xe đẩy đầy nước sôi nên vẫn có lần bà bị cảnh sát
bắt. Cô con gái nhỏ có nhiệm vụ trông cảnh sát đã lập tức khóc òa lên:
"Chú ơi, xin hãy thả mẹ con ra. Đó không phải lỗi của mẹ. Đó là lỗi của
con, con hư quá nên không biết chú tới". Câu nói hồn nhiên đã khiến cảnh
sát mủi lòng, từ đó, họ thường chiếu cố đến ba mẹ con bán hàng rong hơn, thỉnh
thoảng cũng tới mua ủng hộ bánh bao. Bà Chong thì càng quyết tâm buôn bán để
mua bằng được một gian hàng nhỏ tại bến phà.
Thu nhập
của bà Chong ngày càng tốt hơn. Mỗi ngày có cả hàng dài người xếp hàng trước
gánh rong vì bánh bao của bà nổi tiếng vừa ngon, vừa nhiều lại vừa sạch. Các
thực khách quen thuộc cũng giới thiệu bạn bè người xung quanh khiến việc buôn
bán luôn đông đúc không ngừng.
Thay
đổi cuộc đời
Năm
1982, một sự kiện lớn đã xảy ra trong sự nghiệp của Chong Kin Wo. Chủ cửa hàng
bách hóa Daimaru, nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản đang chiếm thị phần không hề nhỏ
tại Hồng Kông bấy giờ, đã tìm tới và đề nghị đến thăm nhà máy bánh bao.
Bà Chong
trả lời: "Tôi còn không có mặt tiền bán bánh thì nhà máy ở đâu ra?".
Nghe
vậy, ông ta quyết định hợp tác với bà để đưa bánh bao vào bán trong siêu thị vì
cô con gái 12 tuổi kén ăn của ông đặc biệt yêu thích món bánh bao bà làm trong
một lần tới bến phà WanChai chơi. Ông cũng tài trợ xây dựng một nhà máy sản
xuất nhưng bánh bao làm ra sẽ phải dán nhãn hiệu của Daimaru.
Trước
yêu cầu hấp dẫn, bà Chong một mực từ chối. Bà nói rằng: "Điều đó là không
thể! Tôi bắt đầu ở bến phà Wanchai thì bánh bao của tôi sẽ phải gọi là Wanchai
Ferry!"
"Nếu
vậy thì địa chỉ và số điện thoại trên nhãn hàng thuộc về chúng tôi?"
"Cũng
không được. Bánh bao của tôi nổi tiếng như ngày nay là nhờ mọi người truyền
miệng. Nếu không thể trực tiếp nhận phản hồi của khách hàng, làm sao tôi hiểu
suy nghĩ thực sự của họ?" Bà vẫn một mực từ chối yêu cầu của Daimaru.
Sau này,
nói về vấn đề ấy, bà Chong chia sẻ rằng: "Làm một người mẹ,
bất cứ thái độ và quyết định nào trong lúc khó khăn cũng sẽ ảnh hưởng tới nhân
cách con mình. Chính vì thế, tôi càng phải giữ vững lập trường bản thân."
Bà Chong
Kin Wo và các công nhân trong nhà máy hiện đại sản xuất bánh bao.
Sau đó,
bằng sức chính mình, bà mở cơ sở bánh bao đầu tiên năm 1985. Năm 1987, bà mở cơ
sở thứ hai và năm 1989 là cơ sở thứ 3. Năm 1994, bà thành lập một cửa hàng đặc
biệt và năm 1996 thì xây dựng được một nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế,
sản xuất ra những chiếc bánh bao tuyệt hảo. Cũng thời điểm đó, một công ty thực
phẩm lớn thứ 3 của Mỹ mời bà Chong hợp tác và đưa sản phẩm bánh bao của bà đi
tiêu thụ khắp nơi trên thế giới. Năm 1997, bà Chong tiếp tục bắt tay hợp tác
với Pillsbury, một trong những nhà sản xuất ngũ cốc và thực phẩm khác lớn nhất
thế giới, để mở rộng kinh doanh. Và sau đó, trong năm 2001, công ty Pillsbury
được mua lại bởi General Mills, nhà sản xuất và tiếp thị đa quốc gia của Mỹ về
thực phẩm tiêu dùng có thương hiệu, Wanchai Ferry chính thức trở thành một
thương hiệu thuộc doanh nghiệp Hoa Kỳ này. Thương hiệu bánh bao Wanchai Ferry
cũng như uy tín của bà ngày càng lớn mạnh và được vinh danh trở thành "Nữ
hoàng bánh bao".
Năm
1999, Chong Kin Wo đạt Giải thưởng nữ doanh nhân và phụ nữ chuyên nghiệp xuất
sắc đầu tiên của Hồng Kông. Năm 2000, bà tiếp tục được vinh danh là "Nữ
doanh nhân chuyên nghiệp xuất sắc của thế giới" tại Venice. Năm 2001 và
2003, bà được công nhận là một trong 100 doanh nhân xuất sắc nhất Trung Quốc đại
lục. Năm 2004, bà Chong nhận Giải thưởng vàng công nghiệp Trung Quốc và Giải
thưởng phúc lợi công cộng Trung Quốc đại lục. Năm 2006, bà một lần nữa được
trao tặng Giải thưởng những nhân tài xuất sắc nhất Trung Quốc.
Hai con
gái bà sau này đã đi du học tại Nhật, Singapore, Australia, Mỹ, châu Âu và lập
gia đình ở nước ngoài. Mỗi người cũng tự gây dựng sự nghiệp và góp phần đưa sản
phẩm bánh bao của mẹ đi khắp thế giới.
Ngày 11
tháng 2 vừa qua, nữ doanh nhân thành đạt dám vượt lên số phận từ ngày bị chồng
bỏ rơi ấy đã chính thức ra đi ở tuổi 73 tại Hong Kong trong niềm tiếc thương vô
bờ của bạn bè, người thân. Lần cuối cùng người ta thấy bà Chong xuất hiện trước
công chúng là vào tháng 4 năm 2018, khi đó, bà ngồi trên chiếc xe lăn tham dự
nghi lễ đặt tên của Cao đẳng C.W. Chu thuộc Đại học Trung Hoa của Hong Kong.
Tại ngôi trường này, người ta đặt tên một hội trường đa dụng theo tên bà Chong
Kin Wo để cảm kích sự hỗ trợ của bà suốt thời gian qua. Câu chuyện về hành
trình hơn 40 năm bà Chong Kin Wo đi lên từ hai bàn tay trắng nay trở thành
"Nữ hoàng bánh bao" đã được dựng thành một bộ phim truyền hình để
tưởng nhớ thành công của bà.
Có thể
thấy rằng, dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình. Chỉ có bản thân mới
có thể trở thành quý nhân vững chắc nhất của mỗi người. Chúng ta đều là những
người trưởng thành, đều phải tự lực cánh sinh. Dựa vào cha mẹ, có một ngày cha
mẹ sẽ già yếu; dựa vào bạn bè, bạn bè cũng có lúc gặp phải khó khăn. Vấp ngã
phải tự mình đứng dậy, lần sau mới cẩn thận hơn; thất bại cũng phải phấn chấn
trở lại, thành công sẽ sớm tới với bạn như cách bà Chong làm được.
Theo
Dương Mộc
Trí
thức trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét