Tế bào gốc giữ một vai trò quan trọng trong khả năng
đặc biệt của hươu đó là mọc lại sừng mới, theo một nghiên cứu của Đại học Thú y
Hoàng gia Anh.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Các chuyên gia hi vọng
công trình này một ngày nào đó có thể mở đường cho việc sửa chữa các mô người
bị tổn thương và bệnh Parkinson.
Hươu là loài duy nhất trong các động vật có vú có khả năng tái tạo một phần cơ thể hoàn hảo - trong trường hợp này là một bộ sừng xương được bao phủ trong da nhung. Giáo sư Joanna Price nói: ”Việc tái tạo sừng vẫn còn là một trong các bí ẩn của sinh học nhưng chúng tôi đang tiến gần đến việc hiểu các cơ chế có liên quan".
Sừng là cấu trúc làm bằng xương hàng năm phát triển, chết đi, bị rụng và sau đó tái sinh. Chúng mọc lên trong vòng ba đến bốn tháng, là một trong những loại mô sống phát triển nhanh nhất. Vào cuối mùa giao phối, hươu rụng sừng để bảo tồn năng lượng. Mùa xuân năm sau, một cặp sừng mới mọc lên.
Nghiên cứu cho rằng tế bào gốc là cơ sở của tiến trình này. Nó có thể được điều hòa bằng các hormon như oestrogen và testosterone.
Hươu là loài duy nhất trong các động vật có vú có khả năng tái tạo một phần cơ thể hoàn hảo - trong trường hợp này là một bộ sừng xương được bao phủ trong da nhung. Giáo sư Joanna Price nói: ”Việc tái tạo sừng vẫn còn là một trong các bí ẩn của sinh học nhưng chúng tôi đang tiến gần đến việc hiểu các cơ chế có liên quan".
Sừng là cấu trúc làm bằng xương hàng năm phát triển, chết đi, bị rụng và sau đó tái sinh. Chúng mọc lên trong vòng ba đến bốn tháng, là một trong những loại mô sống phát triển nhanh nhất. Vào cuối mùa giao phối, hươu rụng sừng để bảo tồn năng lượng. Mùa xuân năm sau, một cặp sừng mới mọc lên.
Nghiên cứu cho rằng tế bào gốc là cơ sở của tiến trình này. Nó có thể được điều hòa bằng các hormon như oestrogen và testosterone.
K.NHẬT
Theo Tuổi Trẻ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét