Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Phát hiện sớm tai biến đột quỵ

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 19:12, under | No comments

Việc hết sức quan trọng là làm sao phát hiện sớm dấu hiệu của đột quỵ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành cấp cứu trong vòng 3 giờ. Đó là khoảng thời gian tối cần thiết để có thể chữa được bệnh và cứu sống bệnh nhân.


Ảnh minh họa - nguồn internet

Điển hình
Tập vật lý trị liệu sau đột quỵ 
Trong một buổi tiệc đứng, một phụ nữ khi đến bàn lấy thức ăn thì trượt chân và quỵ xuống. Bà ta đứng dậy và bảo rằng không sao, chỉ vì mang giày mới chưa quen và gạch của sàn nhà có vẻ quá trơn láng, buổi tiệc tiếp tục xem như chẳng có việc gì.
Khi buổi tiệc tàn và mọi người ra về không lâu thì người chồng của phụ nữ bị trượt chân ngã đã gọi điện thoại báo cho mọi người biết bà ta phải nhập viện trong tình trạng bệnh nặng. Đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, người phụ nữ xấu số ấy qua đời. Bà ta đã bị đột quỵ ngay tại buổi tiệc mà chẳng có ai phát hiện được. Nếu chỉ cần một ai đó ngay sau khi bà trượt chân ngã biết cách phát hiện triệu chứng của đột quỵ và đưa ngay đến bệnh viện là đã cứu sống được một người từ căn bệnh khá phổ biến hiện nay.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não do huyết khối nghẽn mạch não hoặc xuất huyết não. Đột quỵ có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng, từ cơn yếu do thiếu máu não thoáng qua hay có cảm giác kiến bò trong chi, cho tới liệt sâu, hôn mê và tử vong. Đối với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nếu tiếp cận được với bệnh nhân đột quỵ trong vòng 3 giờ từ khi khởi phát bệnh lý có thể cứu sống, chữa được bệnh. Trường hợp tai biến đột quỵ được nêu ở trên đã không cứu sống được bệnh nhân vì được đưa đến bệnh viện quá trễ.
Đối với người không thuộc giới chuyên môn, tức những người thân, người bạn của nạn nhân trong buổi tiệc đứng được nêu ở trên, chỉ cần thực hiện 3 việc theo 3 bước sau đây gọi là STR (STR là 3 chữ cái đầu của STROKE có nghĩa là đột quỵ, là từ ngữ thông dụng của người sử dụng tiếng Anh).
Cách phát hiện
Khi thấy một người có dấu hiệu yếu ớt, như đang đi thì trượt ngã hay quỵ xuống, ta giúp họ trở lại trạng thái bình thường và hỏi họ ba câu theo thứ tự sau:
S: Hỏi họ có thể cười thử xem (smile).
T: Hỏi họ có thể nói một câu ngắn thử xem (talk).
Thí dụ nói: “Hôm nay trời đẹp lắm
R: Hỏi họ có thể giơ hai tay lên thử xem (raise both arong).
Đây là cách thử xem hệ thần kinh của người có hoạt động bình thường, nếu bị đột quỵ tức là bệnh lý có sự thiếu máu nuôi não, người bị đột quỵ không có sự nhận biết bình thường để thực hiện 3 yêu cầu của 3 câu hỏi từ vận động ít là mỉm cười đến vận động nhiều hơn là nói và vận động nhiều hơn nữa là giơ hai tay lên. Nếu người được hỏi không thực hiện được 1 trong 3 yêu cầu thì xem như đó là dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa người đó đến bệnh viện kịp thời.
Một bác sĩ tim mạch đã thông tin cách phát hiện đột quỵ đơn giãn này trên internet và nói rằng ai nhận được thông tin sẽ gửi thông tin qua email đến 10 người khác chắc chắn sẽ cứu sống ai đó khỏi lưỡi hái tử thần do bị bệnh đột quỵ.
Đối với những ai biết tiếng Anh, việc nhớ 3 chữ STR của stroke để đặt 3 câu hỏi nhận biết đột quỵ là dễ dàng. Đối với đông đảo người chỉ biết tiếng Việt, người viết xin đề xuất 3 chữ việt là: Cười, nói, chào hai tay. Để phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở người nghi ngờ bị bệnh lý này, ta hãy đặt 3 câu hỏi để người đó cười, nói, giơ hai tay chào; nếu người đó không thực hiện được một trong 3 cử chỉ thân thiện vừa kể thì rõ ràng đã có vấn đề, cần được đưa đi bệnh viện để khám chữa bệnh kịp thời.

TS. DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC (Đại học Y dược TP.HCM)

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống, TTO


0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive