Nghe đồn
về một ngôi chùa “nhốt trùng” để hóa giải họa “trùng tang” lớn nhất
nước, chúng tôi bán tín bán nghi pha chút tò mò, sợ sệt.
Tháp đá Như Trừng Lân Giác
(Cứu Sinh)
Giữa tín
ngưỡng và mê tín dị đoan đôi khi lằn ranh rất nhỏ- Hòa thượng Thích
Thanh Dũng- Trụ trì chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh) nói với
tôi vậy.
Niềm tin
của người dân hàng bao đời nay về “trùng tang” đã như vậy và nhà
chùa với sự từ bi như là chốn gửi gắm niềm tin, trấn tĩnh cho người
ta “bình tĩnh trở lại”. Ít ra, đó cũng là điều có ích.
Đang ngó
nghiêng, thì chúng tôi được người phụ nữ trạc 50 tuổi, bán hàng ngay
gần cổng, đon đả mời chào:
- Các anh
vào uống nước! Các anh đem gửi vong nam hay nữ, mất lâu chưa? Chị ta
hỏi. Chúng tôi chỉ ậm ừ… Thì ra, chị ta không chỉ bán hàng, mà làm cả
công việc của ông thầy- “tính trùng tang”.
Chị ta cho
biết, “trùng dù nặng hay nhẹ đều bị thiệt hại nếu như không biết
giải, hay nhốt trùng. Nếu nhẹ nhất thì con cái, hay người trong dòng
tộc trực hệ làm ăn trắc trở, còn nặng thì tùy theo, thần trùng có
thể “bắt” 1 người, 3 người, có thể đến 9 người, chết theo, trong vòng
3 năm (khi cải tảng- lên mộ tròn). Khi đó, nhà chùa “nhốt vong” không cho
chạy lung tung, kẻo quỷ sứ bắt được khai ra tên người nhà thì sẽ bị bắt tiếp.
Người chết
rơi đúng vào “trùng rơi vào kiếp sát” (Dần, Thân, Tỵ, Hợi), thời gian ngắn gia
đình người thân lại có người qua đời. Có 3 loại trùng: trùng nhật, trùng
niên và trùng tam sa.
Ngày
trùng tang hay còn gọi là kiếp sát thì “đại kỵ” trong an táng, khâm
liệm, chôn cất và cải táng. Vì vậy, khi gia đình có người qua đời
thì đi xem thầy xem người chết có “sạch giờ” không, có bị “phạm”
không, nếu chết đúng vào giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì
nhất nhất phải đi gửi vong”.
- Sống ở
đây, chị có ‘thấy” gì không, khi ở đây nhốt nhiều vong vậy?
- Có
chứ! Chị ta nói, ví như cứ chập tối độ 5 đến 7 giờ đóm đóm từ ở
chùa túa ra rất nhiều, con nào cũng to như đốt tay cái, sáng rực…
Theo chị ta thì đó là “vong” hồn người chết, được nhà chùa “thả” ra
một lúc để đỡ nhớ dương gian, rồi 7 giờ lại thu lại…
Nhà chùa
hôm nào cũng nấu hai nồi cháo lớn, làm 2 lần, gọi là cháo cúng thí
thực, hay cúng hồ, để cho vong ăn… Hôm nào nhà chùa không cúng cháo
thì y như rằng gà, vịt, ngan, ngỗng… trong xóm đây tự nhiên lăn quay ra
chết. Đó là vì vong đói, đi tìm thức ăn.
Trong
khuôn viên còn có tháp Hàm Long, hay còn gọi là tháp Cứu Sinh bằng
đá, cao 10m. Chị ta cho biết, điều lạ lùng là, trên đỉnh tháp lúc
nào cũng có nước rỉ ra, chị cho biết rằng- đó là nước mắt của
vong. Theo lời kể của chị ta, thì ở đây thực sự kỳ bí, nếu bị
“trùng tang” thì thật sự nghiêm trọng, phải mang đến gửi chùa Hàm Long
này nếu không gặp tai họa. Chúng tôi thực sự hoang mang vì những giảng giải
của chị ta.
Chia tay,
trả tiền nước, chị ta đưa cho tôi một cái danh thiếp, ghi tên “Nguyễn Thị
Như, “chuyên sắp lễ cúng chay, mặn…”. Quả thật, cửa hàng của chị ta,
bán đủ thứ đồ lễ: từ giấy tiền, hàng mã, đến việc nhận đặt xôi gà…
Nhìn tấm danh thiếp của chị ta, thì hiển nhiên chúng tôi biết được
lý do chị ta tuyên truyền “lâm ly”, vì càng có nhiều khách đến đây thì
chị ta càng bán được nhiều hàng!
Thật sự,
đây là ngôi chùa nổi tiếng, tọa lạc tại sườn phía Nam quả núi mang
tên Thần Long. Ngôi chùa gần ngàn năm, rêu phong cổ kính, u tịch, giữa
trưa hè nhưng thật thâm u vì có rất nhiều cây cổ thụ, như nhãn, mít…
Quả
thật, khách vào chùa nườm nượp, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả
miền Trung, miền Nam cũng bay máy bay ra. Người ta chủ yếu đi bằng ô
tô, với nhiều biển số khắp các tỉnh, taxi…
Người ta
đi lễ chùa, hay vãn cảnh là chủ yếu thư thái, thanh thản, thì ở đây,
nhiều người đeo khăn tang trắng, hoặc khuy áo gắn băng đen, khuôn mặt ai
cũng căng thẳng, thất thần…
Tháp
đá Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh)
Len giữa
dòng người, vào giữa hàng ô tô, chúng tôi vào xin được gặp sư trụ
trì… Đợi khá lâu, chúng tôi may mắn được Hòa thượng Thích Thanh Dũng
tiếp tại phòng nhỏ, cạnh trai phòng lớn, giữa tiếng mõ, tiếng khấn,
và mùi hương ngột ngạt. Chúng tôi ngỏ ý muốn được tìm hiểu về việc
“nhốt trùng” của chùa, thì sư cụ cho biết: “Muốn hiểu được việc ấy
thì phải đi vào lịch sử ngôi chùa…
Chùa Hàm
Long được lập năm 1115, do Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như
Trừng Lân Giác khai sáng. Sau khi sư tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp:
tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng đá gọi là tháp
tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của
ngài.
Sinh
thời, sư tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục
trong gia đình, dòng học- mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo
ra kinh “Thập nguyện”, và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những
vong hồn được siêu linh.
Đây cũng
là ngôi chùa nơi tu tập của các cao tăng như ngài Dương Không Lộ có pháp
theo vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chữa trị các loại trùng hiệu quả.
Theo quan
điểm của đạo Phật, sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp của
mỗi người. Nghiệp có nghiệp riêng và nghiệp chung, nhưng nghiệp riêng
vẫn giữ vai trò chi phối. Theo Hòa thượng Thích Thanh Dũng thì giữa
tín ngưỡng với mê tin có lằn ranh rất nhỏ.
Nhà chùa
không khuyến khích cho cái gọi là mê tín, nhưng vì tín ngưỡng của
chúng sinh- và đây là lại là làm cho chúng sinh an tâm về tâm lý, nên
nhà chùa nhận làm.
Tuy nhiên,
có những điều kỳ lạ khó giải thích, như: Khá thường xuyên, nhà chùa
tiếp nhận những người bị điên loạn, khi người ta cắn xé quần áo, kêu
gào; có trường hợp người đó bị gia đình trói lại chở ô tô đến đây.
Đến đây,
nhà chùa làm lễ thì những người như thế khỏi, trở lại là người
bình thường, và khi hỏi lại- họ không nhớ sự việc trước đó. Người
ta nói rằng, như vậy là bị “vong hành”, còn tôi thì cho rằng, có thể
cảnh sắc u tịch, ở chốn này đã làm cho tâm hồn họ thư thái lại
chăng.
Ai đến
chùa cũng vội vã, và lặng lẽ. Trong những con người vội vã, thất
thần ấy, tôi bắt chuyện 2 người đàn ông có vẻ lam lũ, mệt mỏi. Đó
là anh Phạm Huy V, ở Nham Sơn (Yên Dũng, Bắc Giang) và anh Bùi Văn D ở
(Dĩnh Kế, Bắc Giang).
Anh V cho
biết, trong vòng có 2 năm, mà gia đình nhà anh đã có 2 người chết.
Đầu tiên là thằng cháu con ông anh, bị tai nạn giao thông chết, sau đó
3 tháng sau thì chính bố cháu- anh trai cũng chế, mà nguyên nhân lãng
xẹt, do uốn ván- khi đi làm phu hồ, nhiễn trùng vết thương vo “vôi ăn”
ở chân.
Và, gần
đây thì cậu út của gia đình bị cảm, cũng chết. Gia đình thất kinh,
mời cả thầy cúng về cúng, rồi nghe tin đến đây gửi vong cả 3 vị! Khi
nói chuyện, anh V cho biết, có dòng họ có cả 9 con trai đều chết vì
chết trùng, có gia đình tuyệt tự.
Chùa
Hàm Long
Ngôi chùa
này hôm nào cũng đông, đông nhất là rằm mùng một, hay ngày lễ, ngày
giỗ, người ta đến sắp cỗ mặn hay ngọt, nhờ nhà chùa cúng cho vong linh
người quá cố. Khi đến gửi vong, người ta đem đến một bức ảnh, và
những thông tin: tên, tuổi, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá
cố, và nhà chùa ghi lại thông tin. Nhà sư cho lá bùa để gia đình đeo trong
3 năm để tránh tai họa.
Người đem
vong đi “gửi”, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Khi đi gửi vong,
thì “cứ lẳng lặng mà đi”, không được bàn ở nhà trước, vì vong rất
tinh khôn- biết là đi gửi vong, thì vong sẽ không đi theo nữa.
Trong
thời gian gửi vong (3 năm), thì gia đình không được cúng, hay thắp hương
gọi người quá cố, vì có hương là có hồn, vong nghe thấy gọi tên
mình, và theo về- như vậy việc gửi thất bại. Chính vì vậy, có
trường hợp phải gửi đi gửi lại nhiều lần. Sau 3 năm, khi “sang nhà
mới” cho người chết, và sau khi xin vong từ chùa về, thì gia đình có
thể cúng như bình thường.
Đến đây,
tôi nhận ra, có nhiều người không hẳn đã tin, nhưng vẫn quan niệm “có kiêng có
lành”, hơn nữa sinh mạng con người đau phải đùa, thì thôi cứ làm cho yên tâm.
Theo
Công lý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét