Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Trò lừa tình của bọ cánh cứng

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 20:39, under | No comments

Đàn ấu trùng của loài bọ ban miêu giả dạng những con ong cái tài tình đến mức ong đực sẽ cố gắng kết đôi với chúng và đưa chúng về nhà mình. Lũ ấu trùng này nhờ thế sống trong cảnh xa hoa bởi thức ăn và nơi ở của gia chủ.


Ong vô tình chở ấu trùng của bọ cánh cứng về tổ. (Ảnh: Discovery)

Các nhà khoa học tin rằng hành vi này là ví dụ đầu tiên về sự giả mạo cộng tác và hung hăng được biết đến ở các loài côn trùng. Cộng tác ở chỗ những ấu trùng xếp chồng lên nhau và hành động nhất quán giống như thể chúng chỉ là một cá thể ong cái duy nhất. Hành vi này được xem là hung hăng vì một khi đã lọt vào tổ ong, những kẻ ký sinh vụng trộm sẽ ăn sạch trứng ong hoặc thức ăn mà chủ nhà đã nhọc nhằn tìm kiếm.  
Leslie Saul-Gershenz, giám đốc bảo tồn tại Trung tâm Sinh tồn hệ sinh thái ở San Francisco và cộng sự đã tìm hiểu bầy côn trùng này ở khu bảo tồn quốc gia Mojave, bang California, Mỹ. Họ phát hiện thấy hành động giả mạo của bọ ban miêu xảy ra theo 4 bước.
Đầu tiên, các ấu trùng hình sâu nở ra từ trứng ở các đế lá, sau đó chúng chất đống thành một khối cầu trước khi bò lên thân cây.
Những con côn trùng này tiếp đó giải phóng thứ vũ khí bí mật của mình - một hoá chất tương tự như hoóc môn giới tính của ong cái - và chờ đợi. Nhờ việc giải phóng "nước hoa", các con bọ ban miêu con sẽ đánh động được bất cứ con ong đực nào ở gần đó.
"Các ấu trùng nở rộng phần thân trên và những chi trước, vốn mang những cái vuốt được chuyên biệt hoá để thích nghi với việc bám chắc".
Lũ bọ con sau đó bám lên lưng con ong đực. Khi ong đực giao phối với một ong cái thực thụ, nó sẽ vô tình chuyển số "hàng hoá ấu trùng" này sang con cái. Ấu trùng cưỡi lên lưng con ong cái bay về tổ ong, nơi chúng sẽ lớn lên và trưởng thành, và chu kỳ cứ thế lại bắt đầu.
Các nhà khoa học tin rằng trò lừa đảo này là một công cụ sinh tồn của những con bọ ban miêu - những sinh vật phải sống điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Mojave, nơi nhiệt độ thường xuyên trên mức 37 độ C.


Ấu trùng bọ cánh cứng (Ảnh: Discovery)

T. An

Theo Discovery, Vnexpress


0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive