Theo Đông y, lươn giúp
bổ khí huyết, thích hợp với chứng lao lực, ho hen, phong thấp. Y học hiện đại
chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và tăng cường trí
nhớ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Lươn còn gọi là thiên
ngư, trường ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ
đại hà tiên), là “sâm động vật dưới nước”. Lươn tính
ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với
các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã
rời, viêm tai giữa, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Y học hiện đại chứng
minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ,
là thức ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao
động trí óc. Đầu lươn tính ôn bổ não.
Một số món ăn từ lươn
có tác dụng chữa bệnh
Chữa tiêu chảy ở trẻ
em (ngày đi đại tiện 5-6 lần, phân chua, hoặc thối
khắm): Lươn 125 g, kê nội kim 5 g, hoài sơn 10 g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm
sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim
(màng mề gà) và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun một giờ, cho gia vị.
Trẻ nhỏ uống phần nước.
Chữa khí huyết hư
nhược sau khi sinh và bệnh lâu mới khỏi: Lươn 250 g, gia vị
đủ dùng, lươn bỏ ruột, rửa sạch chặt ra từng khúc ướp rượu, cho vào nồi hấp
chín, lấy ra dùng.
Chữa trẻ biếng ăn, ăn
không tiêu, mồ hôi trộm: Lươn 1 con
(250-300 g), kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt
vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6 cm, kê nội kim rửa
sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng
lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.
Chữa trẻ em suy dinh
dưỡng (bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng
ăn): Thịt lươn 300 g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15 g; hành tây 25
g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi
vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia
hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.
Chữa khí huyết hư
nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực: Lươn 250 g, đẳng
sâm 25 g, đương quy 15 g, gân bò 30 g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc,
lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng
nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.
Bổ thần kinh, bổ âm
mát gan, thanh nhiệt trừ thấp, phòng chữa viêm gan:Lươn 2 con (mỗi con 300 g); gia vị; nhân trần 30 g;
râu ngô, lá dâu, đẳng sâm, táo nhân, huyền sâm, xa tiền tử mỗi vị 15 g. Sắc
thuốc lấy nước. Làm lươn sạch chặt khúc 2 cm, bỏ xương sống, khía, rửa qua nước
muối, đổ nước thuốc, lươn, gia vị, nấu lửa nhỏ cho chín rồi ăn nóng.
Chữa lòi dom, trĩ, sa
tử cung do khí hư: Lươn to một con,
bỏ ruột, nấu với nước cùng 10 g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia
vị, có thể thêm gừng.
Tiểu tiện ra máu do âm
hư hỏa vượng: Lươn 250 g bỏ ruột
thái mỏng. Mướp đắng 250 g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.
Chữa suy nhược, thở
dốc, đầu váng mắt hoa: Lươn 250 g, thịt
chó nạc 100g, hoàng kỳ 15 g, đại táo 50 g (bỏ hạt). Hầm chín để ăn.
Bổ trí não cho người
lao động trí óc: Đầu lươn 75 g, thịt
quay 15 g, lõi cải 15 g, củ tỏi 5 g, dầu ăn 25 g, rượu 5 g, mỡ gà 3 g. Thịt
thái lát, lõi cải thái. Rán qua đầu lươn, cho rượu, gia vị nấu đặc sánh rồi cho
lõi cải, thịt đun lại cho sôi để ăn. Đầu lươn còn nấu om với thịt ba chỉ, chân
gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú
lẫn.
Chữa bệnh đường huyết
cao, trí nhớ giảm sút: Lươn sốt cà chua
để ăn.
Phụ nữ viêm vú căng
tức đau nhức: Da lươn đốt tồn
tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng.
Sốt rét, thiếu
máu: Lươn xào với rau sam.
Bồi dưỡng cho người
già, trẻ em gầy yếu, sản phụ sau sinh: Vài con lươn to, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống
lưng: Dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm
sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét