Thế
giới loài người - sản phẩm kỳ diệu nhất của tạo hóa - là sự kết hợp của hai
phái: nam và nữ. Sự phân biệt này không phải là triệt để, bởi trong mỗi người
đàn ông đều có một phần liên quan đến phụ nữ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Theo quy luật tự nhiên, mỗi người sinh
ra đều mang 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Bé sẽ
là con trai khi có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY và là gái khi có cặp XX.
Tính chung trên toàn cầu, tỷ lệ trẻ sinh ra giữa trai và gái là 1/1. Sự hài hòa
này đã chỉ ra một điều hết sức tự nhiên: Không có ai cô đơn ở trên đời, mỗi
người đều có cơ hội tìm được một nửa của mình.
Đối với trẻ gái, bộ nhiễm sắc thể 46XX
cho thấy, trên 2 cánh dài và ngắn của nhiễm sắc thể X đều chứa gene cho sự phát
triển bình thường của buồng trứng. Đối với trẻ trai, nhiễm sắc thể Y có gene
xác định giới tính TDF, quyết định sự phát triển của tinh hoàn.
Vào tuần thứ 6 của bào thai, bộ phận
sinh dục của nữ và nam giống nhau. Nhưng sau đó, bộ phận này dần biệt hóa. Vào
tuần thứ 8, ở bào thai XY, tế bào Leydig của tinh hoàn bắt đầu hoạt động và
tiết testosterone. Đây là một hoóc môn gây nam hóa để tạo ống dẫn tinh, mào
tinh, túi chứa tinh, phát triển dương vật, đồng thời làm tinh hoàn di chuyển từ
ổ bụng xuống vùng bìu.
Trong khi đó ở nữ, do không có gene xác
định giới tính trên nhiễm sắc thể Y, tuyến sinh dục phát triển thành buồng
trứng vào tuần lễ thứ 10 của thai kỳ. Các noãn bào (tế bào trứng) có mặt vào
tháng thứ tư và đạt 7 triệu tế bào trứng vào tháng thứ 5. Khi sinh ra, buồng
trứng có khoảng 1 triệu nang hoạt động và giảm xuống còn 0,5 triệu nang khi có
kinh nguyệt. Hoóc môn chủ yếu của buồng trứng là oestrogen.
Sự chiếm ưu thế của nhiễm sắc thể X
trong cả hai giới chứng tỏ vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với nam giới
không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà ngay trong quy luật của tạo hóa.
Những người không rõ là nam hay nữ
Sự “đãng trí” của tạo hóa đã vô tình làm
nhiều người không xác định được mình thuộc giới tính nào, khiến cuộc sống có
nhiều thiệt thòi. Y học đang không ngừng tìm ra những biện pháp hữu hiệu để sửa
chữa sai lầm này của tạo hóa.
Hội chứng Klinefelte ở trẻ
trai: Tỷ lệ mắc 1/1.000-1/500 bé trai sau sinh còn sống. Chẩn đoán ít được
xác định trước tuổi dậy thì. Trẻ thường có triệu chứng chậm phát triển tinh
thần, ít hoạt động, hay xấu hổ, người cao, da mịn màng, chân dài, béo hoặc thừa
cân, tinh hoàn và dương vật nhỏ so với tuổi và chậm dậy thì.
Hội chứng Turner ở trẻ gái:
Đặc trưng là người lùn, không dậy thì, không có buồng trứng và tử cung. Bệnh có
thể phát hiện sớm ngay sau khi sinh với biểu hiện nếp thừa da cổ như hình rẻ
quạt, cân nặng và chiều cao thấp, phù ở mu bàn tay và bàn chân. Nhưng trên thực
tế, trẻ thường chỉ được chẩn đoán sau 5-7 tuổi do không phát triển chiều cao,
bị lùn và chậm dậy thì.
Có những trẻ ngoại hình là nam nhưng cơ
quan sinh dục bên trong là nữ, thường gặp ở bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh,
bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân là cơ thể thiếu enzym
đặc hiệu cho việc tổng hợp hoóc môn cortisol của vỏ thượng thận.
Đối với trẻ gái, do bộ phận sinh dục nam
hóa sớm từ trong bào thai nên ngay sau sinh, gia đình đặt tên nhầm là trai. Đối
với thể nam hóa đơn thuần, trẻ đến viện muộn hơn vì biểu hiện dậy thì sớm, bộ
phận sinh dục ngoài trông như nam nhưng trẻ lại đi tiểu ngồi. Xét nghiệm cho
thấy nhiễm sắc thể 46XX, siêu âm có tử cung và buồng trứng.
Có những trẻ ngoại hình nữ nhưng cơ quan
sinh dục bên trong là nam. Đây là hội chứng không nhạy cảm androgen; mặc dù trẻ
có tinh hoàn, vẫn sản xuất testosterone nhưng tế bào đích không đáp ứng với
hoóc môn nam này nên cơ thể không nam hóa được. Trẻ có hình dáng bên ngoài hoàn
toàn là nữ nhưng bộ nhiễm sắc thể lại là 46XY, có tinh hoàn, không có tử cung
và buồng trứng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
(Theo_Ngôi
sao )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét