Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Chương trình luyện tập hàng ngày của một võ sĩ Sumo

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 21:45, under | No comments

Thức dậy từ lúc 5h sáng để luyện tập, lau chùi nhà cửa hay chuẩn bị đồ ăn… là một trong những công việc hàng ngày của một võ sĩ Sumo.


Vào đầu thập niên 90, có gần 50 lò đào tạo Sumo chuyên nghiệp với số lượng tham gia lên tới 200 người. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chỉ còn khoảng 50 người đăng ký do chương trình luyện tập khắc khổ và cuộc sống nghiêm ngặt ở các lò đào tạo.


Nhiều người nghĩ võ sĩ Sumo là những người ăn to nói lớn nhưng sự thực, họ hầu như im lặng trong khi tập luyện. Tất cả Sumo đều ra dấu hoặc nói rất khẽ mỗi khi bạn tập hoặc thực hiện những động tác không phù hợp.


Trong quá trình luyện tập, tiếng “huỵch huỵch” là âm thanh duy nhất và đều đặn vang lên mỗi khi những cơ thể nặng hàng trăm kilogram đập xuống nền đất nện.


Một ngày của các võ sĩ bắt đầu từ lúc 5h sáng bằng một bài tập khởi động. Đặc biệt, họ sẽ luyện tập với cái dạ dày rỗng. Theo kinh nghiệm của các Sumo kỳ cựu, nhịn đói giúp việc trao đổi chất của cơ thể chậm lại và lượng calo bị tiêu thu ít hơn.


Matawari (Tepdo) là bài tập dành cho phần hông và luyện cách di chuyển bàn tay, bàn chân khi thi đấu. Các đô vật nằm trên mặt đất với tư thế chân mở rộng 180 độ, người đổ về phía trước cho đến khi ngực chạm đất. Theo các Sumo kỳ cựu, bài tập này giúp cho phần cơ thể dưới của võ sĩ Sumo linh hoạt hơn.


Khoảng 11h, các đô vật ăn bữa đầu tiên trong ngày. Bữa thứ hai bắt đầu vào lúc 18h. Những võ sĩ nghỉ hưu và các tân học viên sẽ đảm nhiệm việc chuẩn bị Chanko, một món chính trong chế độ ăn của đô vật.


Trên thực tế, Sumo cho mọi loại đồ ăn như thịt, cá, rau vào nồi nước luộc gà để nấu. Món này ở Việt Nam được biết đến với cái tên là Lẩu.


Mỗi Sumo cần tới 20.000 calo mỗi ngày, trong khi người bình thường chỉ cần 3.000- 3.500 calo. Đạt tiêu chuẩn cân nặng là một phần quan trọng trong quá trình luyện tập của các Sumo. Theo hiệp hội Sumo Nihon, 40 trong số 42 đô vật ở Makuuchi có cân nặng hơn 140 kg.



Với trọng lượng khổng lồ của mình, các đô vật sẽ ăn rất nhiều. Có người ăn tới 5 kg thịt và 10 bát cơm mỗi bữa.


Sau khi ăn bữa sáng, các Sumo sẽ về phòng nghỉ ngơi hoặc thực hiện những thú vui cá nhân.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg


 Tuy nhiên, các Sumo thường ngủ 4 tiếng sau bữa sáng để lưu giữ năng lượng và calo trong cơ thể thay vì sử dụng chúng cho những việc khác.


Tất cả học viên sống lò luyện Sumo đều phải học cách làm các công việc vặt bao gồm lau chùi nhà cửa và chuẩn bị đồ ăn cho các Sumo khác.


Một số người đã trở thành những đầu bếp giỏi khi sự nghiệp võ sĩ Sumo của họ kết thúc.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg


Các đô vật phải tuân thủ quy định về trang phục và cách cư xử hàng ngày theo nguyên tắc của môn võ Sumo.


Trước khi bước vào một giải đấu tại thành phố Niigata, các võ sĩ sẽ buộc một tấm vải quanh mình để tiến vào võ đài một cách trang trọng và thực hiện nghi lễ Dohyo-iri. Trong môn vật Sumo, người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm đất.


Những pha đụng độ đầu tiên sẽ là nhiều “cái ôm” sấm sét. Các võ sĩ chỉ được phép kéo dây đai Mawashi của đối thủ, không được phép kéo dây đeo quanh háng. Cuộc đấu diễn ra ngắn nhưng với cường độ cao, hầu hết chỉ kéo dài trên dưới một phút. 


Những Gyoji lớn tuổi mặc trang phục truyền thống đứng bên cạnh và làm công việc trọng tài. Nếu bất cứ võ sĩ nào có dấu hiệu mệt mỏi hay bế tắc, Gyoji sẽ động viên họ.


Tuổi thọ trung bình của một đô vật là khoảng 60 – 65 tuổi, thấp hơn người bình thường khoảng 10 tuổi.

Theo Zing

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive