Nhiều người tưởng rằng làm
cha mẹ thì có thể bắt buộc con cái làm theo những gì mình muốn, và dù có sai
cũng không phải xin lỗi con. Theo tôi, việc nói lời xin lỗi sẽ nhận
được sự tha thứ của bọn trẻ và ngược lại, chúng sẽ học được nhiều điều từ hành
động này.
Ảnh minh họa: Idiva.
“Macey, không được kéo
em như thế” - tôi hét toáng lên khi thấy đứa con gái 5 tuổi của mình
lôi xềnh xệch thằng em trai 18 tháng. Con bé nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt mở to
và ngay lập tức, tôi thấy mình vừa làm một điều không phải. Tôi ngồi sụp xuống,
ôm lấy con bé, trong khi nước mắt nó bắt đầu giàn giụa.
“Mẹ xin lỗi vì đã mắng
con”, tôi cố gắng xoa dịu con bé để nó hết sợ,
còn nó thì nhìn tôi với đôi mắt ướt nhẹp. “Con kéo em đi như thế không an
toàn chút nào. Lần sau, con đừng làm như thế nữa nhé” – tôi cố gắng
nói một cách bình tĩnh, điều mà đáng lẽ ra tôi nên làm ngay từ đầu.
Tôi luôn tin rằng dạy dỗ
con trẻ bằng cách chỉ ra những điều chúng nên làm sẽ hiệu quả hơn thay vì cứ
hét lên với chúng những việc không được phép. Vì thế, khi con gái tôi làm như
vậy, tôi đã nói với bé một loạt những điều cần nhớ: “Con phải nắm tay em và
đi cùng em hoặc con có thể nhờ mẹ đưa em đến chỗ con muốn, hay là con có thể
gọi em đi đến chỗ con, nhưng con không được kéo em như thế. Con nhớ chưa?“.
“Vâng ạ, nhưng thỉnh thoảng
con cần phải kéo em theo“, con bé chống chế lại.
Ôi, tôi chỉ muốn hét lên hay đấm, đá một thứ gì đó cho đỡ tức vì con bé ngang
bướng quá. Nhưng thật may là trước khi tôi kịp làm thế, con bé đã nói tiếp: “Mẹ
có thể bế em về phòng để chúng ta cùng chơi không?”.
Tôi có một nguyên tắc khi
nuôi dạy các con là thường xuyên nói lời xin lỗi chúng khi tôi làm sai một điều
gì đó. Tôi tin mình làm đúng vì những lý do sau đây:
1. Làm trẻ con cũng thật
khó
Đã bao giờ bạn thử đặt mình
vào vị trí của các con và tự hỏi mọi chuyện sẽ như thế nào? Tôi đã thử và nhận
ra rằng bọn trẻ không có nhiều quyền để kiểm soát cuộc sống của chúng mà phụ
thuộc vào cha mẹ. Chúng phải làm theo những yêu cầu bố mẹ đưa ra và liên tục bị
nhắc không được phép làm gì. Những việc này diễn ra cả ngày và lặp lại hàng
ngày. Thật áp lực cho chúng khi cứ phải làm theo khuôn mẫu và lối mòn. Lời xin
lỗi của bố mẹ với con cái có rất nhiều sức mạnh và những đứa con của bạn sẽ cảm
thấy chúng được đối xử như người lớn. Điều này thực sự vô cùng ý nghĩa với bọn
trẻ.
2. Tôi dạy cho bọn trẻ khi
nào cần xin lỗi
Bạn đã bao giờ để ý thấy
một số người xin lỗi vì tất cả mọi thứ? “Tôi xin lỗi tôi không thể giúp
được nhiều hơn”, “tôi xin lỗi tôi không biết về điều đó”, “tôi xin lỗi vì hơi
thở”... Còn với tôi, tôi xin lỗi các con nhưng cho chúng một điều phải suy
nghĩ. Tôi muốn các con mình biết rằng sẽ chẳng sao cả khi thừa nhận mình sai và
nhận lỗi.
3. Tôi muốn các con hiểu
được tầm quan trọng của sự tha thứ
Việc nói lời xin lỗi với
các con khi tôi không làm được điều tốt nhất, tôi sẽ nhận được sự tha thứ của
bọn trẻ và ngược lại, chúng sẽ học được nhiều điều từ hành động này.
4. Nói lời xin lỗi là một
kỹ năng sống quan trọng
Có phải bạn luôn cảm thấy
khó chịu với những người luôn cho mình là đúng? Khả năng nhận biết khi nào mình
phạm lỗi và thừa nhận điều mình làm sai, cách nói lời xin lỗi là một kỹ năng
sống mà cha mẹ cần dạy các con. Đó là cách bạn dạy các con về sự khiêm nhường
và lịch thiệp.
5. Tôi xin lỗi các con để
chúng biết làm điều tương tự khi không có tôi ở đó
Các con của tôi đều sẽ đi
học, trưởng thành và đi đến nhiều nơi. Cho dù đó là sân chơi hay văn phòng làm
việc thì đều không thể tránh khỏi những xung đột. Chúng sẽ phạm sai lầm và phải
xin lỗi về điều đó. Tôi cho rằng, việc nói lời xin lỗi trong những trường hợp
thích hợp là chìa khóa để tạo dựng cuộc sống của một người có trách nhiệm.
6. Bởi vì tất cả chúng ta
chỉ là những con người
Tôi chỉ là một con người
bình thường. Tôi có những sai lầm. Tất cả chúng ta đều như vậy. Tôi xin lỗi các
con để chúng biết rằng tôi không phải là “siêu nhân” và chúng tôi cùng nhau
sống trong một gia đình. Chẳng có gì là xấu hổ khi xin lỗi các con.
Theo Ngôi sao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét